Xà lách là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch sớm tuy không kén đất, song yêu cầu đất thoát nước tốt
Thời vụ trồng: Xà lách có thể trồng từ tháng 8-9 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thích hợp nhất 10-16 độ C, thích hợp trong vụ đông, khi thời tiết rét lạnh, cây sinh trưởng mạnh, lá cuốn chặt, cây non, năng suất có thể đạt 6-7 tạ/sào Bắc bộ.
Làm đất, bón phân:
Xà lách không kén đất, song yêu cầu đất thoát nước tốt. Làm đất kỹ, nhỏ tơi, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1m, cao 20-25cm, để rãnh rộng 30cm. Xà lách là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch sớm (sau trồng 30-40 ngày) nên rất cần được bón các loại phân dễ tiêu, phân chuồng thật hoai mục. Trước khi trồng, bón lót phân chuồng hoai 4 tạ, lân 5kg và kali 2kg cho 1 sào.
Gieo trồng và chăm sóc:
Xà lách có 2 nhóm giống: xà lách cuốn và xà lách không cuốn, tuỳ tình hình cụ thể mà lựa chọn giống thích hợp.
Xà lách được gieo hạt trong vườn ươm. Để trồng 1 sào xà lách, cần gieo 15-16g hạt. Hạt xà lách rất nhỏ và nhẹ, sau khi gieo cần che nắng cẩn thận, giữ ẩm cho đất và thoát nước tốt. Khi cây con được khoảng 1 tháng tuổi, có 5-6 lá thật, nhổ mang trồng ngoài ruộng sản xuất.
Trên ruộng sản xuất, mật độ trồng 20x15cm (khoảng 10.000-12.000 cây/sào). Trồng xong tưới đẫm cho cây ngay. Trong 5 ngày đầu sau trồng cần giữ ẩm thường xuyên cho đất, ngày tưới 1 lần, sau đó tuỳ thời tiết mà giảm số lần tưới, 2-3 ngày tưới 1 lần.
Sau 15 ngày trồng tiến hành bón thúc 1kg đạm, 2kg kali cho 1 sào; lần bón thúc thứ hai khoảng 10 ngày sau.
Xà lách là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, lại dùng để ăn sống nên không dùng thuốc trừ sâu để phun cho cây. Cần theo dõi thường xuyên để bắt sâu hoặc nhổ bỏ cây bệnh, lá héo úa ở gốc để ngăn ngừa nguồn bệnh. Sau trồng 30-40 ngày xà lách có thể cho thu hoạch.
Theo NTNN
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ bài thuốc này và cho ...
Cây lá nếp là dòng cây chịu bóng nên thích hợp trồng nơi dưới bóng râm, đất ...
Cây rau bị khô dần, thân lá chuyển màu đen rồi chết rủ dần từng đám nhỏ, ...
Cây sả còn gọi là cỏ sả có tên khoa học là Cymbopogon nardus, cây sả được ...
Lá lốt vốn không chỉ là một loại rau gia vị mà còn là một vị thuốc ...
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp nhiều vitamin, folate, ma-giê, kẽm, đồng, sắt, kali, phốt-pho, ...
Hồi là cây đặc sản có giá trị cao ở một số khu vực dọc biên giới ...
Tùy vào thời tiết từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng ...
Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân ...
Xà lách Romain phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại Đà Lạt, nhiệt độ ...
Rau gia vị rất cần tưới thường xuyên, nhất là thời kỳ mới trồng và thời kỳ ...
Cây sả được trồng trong nhiều gia đình, nhất là ở phiá Nam nước ta, dùng làm ...
Rau ngổ có tên khoa học là Enhydra fluctuans. Họ cúc - Asteraceae, là loại rau ...
Ngoài việc tạo thêm hương vị cho các món ăn, hạt tiêu đen còn chứa nhiều dưỡng ...
Bạc hà còn dùng chữa một số bệnh như cảm cúm, xổ mũi…do lá cây chứa nhiều ...
Cây sả còn gọi là cỏ sả có tên khoa học là Cymbopogon nardus, cây sả được ...
Từ xa xưa, quế là vị thuốc không thể thiếu được trong các toa thuốc để điều ...
Tiến sĩ B. Niranjan Naik (người Ấn Độ) một nhà tư vấn cao cấp phẫu thuật, bác ...
Lá lốt hương vị thơm đặc trưng, là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn ...
Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, lá mơ thường ...
Dưới góc độ của y học cổ truyền, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất ...
Tiến sĩ B. Niranjan Naik - người Ấn Độ một nhà tư vấn cao cấp phẫu thuật, ...
Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong ...
Rau thơm - rau gia vị là rau ăn thêm cùng với các loại rau và thức ...
Cải xà lách - lettuce vốn rất quen mắt với chúng ta ngày nay đã khởi đầu ...