Rau củ quả >> Đỗ Xanh - Đỗ Tương - Đỗ Nành

Giới thiệu về cây đỗ xanh

Cây đậu xanh - Mungbean, Green bean có tên khoa học Vigna radiata (L) là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ ba sau đậu nành và đậu phụng, 2 loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Cây đỗ xanh - đậu xanhTên khoa học: Vigna radiata(L) R. Wilczek
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Chi: Vigna
Loài: V. radiata

Đậu xanh (Vigna radiata) thuộc loại cây thân thảo mọc đứng.

Lá mọc kép 3 lá chét, có lông hai mặt.

Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá.

Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.

Nguồn gốc:

Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á , phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia; hiện nay đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.

Đặc điểm thực vật học cây đậu xanh:

- Rễ: Gồm 1 rễ cái và các rễ phụ. Đất xốp thoáng rễ có thể mọc sâu đến 40 cm, nhờ đó cây chịu hạn tốt hơn. Rễ đậu xanh chịu hạn khá nhưng chịu úng rất kém, nhất là cây còn nhỏ ( 0 – 25 ngày sau gieo). Từ 15 ngày sau khi gieo, rễ đã có nốt sần hữu hiệu cho cây.

- Thân: Cao 40 – 80 cm. Chiều cao thân phụ thuộc giống và cách trồng. Trong điều kiện bón phân, chăm sóc tốt, đậu càng cao cây cho năng suất càng tốt ( nếu không bị đỗ ngã).

- Lá: Khi mới mọc, cây có 2 lá đơn nhỏ, sau đó là các lá kép. Mỗi lá kép có 3 lá đơn. Các lá ở ngọn cần thiết để nuôi trái và hột nên phải được chăm sóc kỹ để ngừa sâu bệnh. Hai lá đơn đầu tiên dễ bị dòi đục thân tán công nên cũng cần xịt thuốc kịp lúc.

- Hoa: Từ 18 – 21 ngày sau khi gieo, đậu xanh đã bắt đầu có nụ hoa nhưng nụ còn rất nhỏ, nằm khuất trong vảy nhỏ ( gọi là mỏ chim ) ở các nách lá. Nụ hoa phát triển từ các chùm hoa, có 16 – 20  hoa nhưng thường chỉ đậu 3 – 8 trái. Hoa nở từ 35 – 40 ngày sau khi gieo.

- Trái: Từ lúc nở, trái bắt đầu phát triển và chín sau 18 – 20 ngày. Trái non màu xanh, nhiều lông tơ, khi chín có màu nâu đen hay vàng và ít lông.

- Hạt: Các giống thường có hạt màu xanh mỡ ( bóng ) hay mốc( có những giống hạt vàng, nâu hay đen), 1000 hạt nặng 30 – 70 g. Các giống hạt xanh bóng, có trọng lượng 1000 hạt nặng hơn 55 (g) thích hợp để xuất khẩu. Hạt đậu xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong 1 hạt có 24 % protein, 2 – 4 % chất béo, 50 % đường bột, nhiều sinh tố B và P.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đậu xanh:

Đậu xanh là một loại cây thực phẩm ngắn ngày có khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng, miền khác nhau, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 65- 70 ngày.

Tại miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đậu xanh có thể canh tác trong 3 vụ chính là Hè Thu (tháng 5 – 8), Thu Đông (tháng 5 – 11), Đông Xuân (giữa tháng 11 – 2).

Sinh trưởng của đậu xanh gồm 4 thời kỳ sau:

1. Thời kì mọc:

Nếu gặp điều kiện thuận lợi, đậu xanh có thể mọc đều khoảng 3 - 4 ngày sau gieo. Hạt đậu xanh nhỏ (Trọng lượng 1.000 hạt chỉ đạt 50 - 65 g) nên hạt nảy mầm nhanh và thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện hút nước của hạt.

Hạt mọc, khi xuất hiện 2 lá đơn mọc đối (lá đầu tiên là 2 lá đơn mọc đối, các lá sau là lá kép có 3 lá chét). Đậu xanh là cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp cho đậu nảy mầm phải trên 200C, độ ẩm đất khoảng 75 - 80%.

2. Thời kì cây con:

Từ khi mọc đến khi cây bắt đầu có hoa là khoảng 30 – 35 ngày . Ở giai đoạn đầu, đậu xanh cần dinh dưỡng (N, P, K) để hoàn thiện thân lá và bộ rễ, giai đoạn khoảng trên dưới 30 ngày (trước và sau ra hoa) cây đậu xanh có thể tự dưỡng nhờ vi khuẩn cố định đạm ở nốt sần.

Sự hình thành nốt sần: bắt đầu từ khi cây đậu đã hình thành lá chét, cho đến khi ra hoa (khoảng 20 -30 ngày sau gieo) là nơi cố định đạm, nhờ có nốt sần, đậu xanh không cần bón nhiều phân đạm. Cần tác động các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho nốt sần hình thành sớm và nhiều.

Thời kì cây con đậu xanh sinh trưởng chậm. Các biện pháp kỹ thuật canh tác tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi và nhất là cần phải tránh sâu bệnh làm chết cây sẽ làm giảm mật độ cây thu hoạch do đó làm giảm năng suất.

3. Thời kì ra hoa – thu lần 1:

Thời gian khoảng 20 ngày

Quá trình nở hoa: Đậu xanh có thời gian ra hoa kéo dài và không có đợt hoa rộ rõ rệt như ở lạc và đậu tương. Thời gian ra hoa kéo dài và quả phát dục nhanh (từ khi hoa nở đến quả chín chỉ khoảng 15 - 17 ngày) nên đậu xanh phải thu nhiều lần - đây là nhược điểm của đậu xanh vì công thu hoạch cao.

Vị trí hoa và quả đậu xanh: Hoa đậu xanh mọc thành chùm hoa tự, mỗi hoa tự có thể có 10 - 15 hoa, nhưng chỉ đậu khoảng 2 - 5 quả chín cho thu hoạch. Hoa tự mọc ở nách lá. Những giống cải tiến hiện nay có đặc điểm quan trọng là: cuống hoa tự ở vị trí thấp dài hơn cuống hoa tự ở vị trí cao nên các hoa và quả đậu xanh tạo thành tầng quả vượt lên trên tầng lá. Đặc điểm này rất có lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

Sinh trưởng thân lá: Thời kì này, cùng với quá trình ra hoa, kết quả là sự sinh trưởng mạnh của các bộ phận sinh dưỡng (cây tăng nhanh chiều cao thân và cành do đó số lá, diện tích lá cũng tăng nhanh). Lượng chất khô tích luỹ trong thời kì này là lớn nhất, cho nên thời kì này cũng đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhất cho cây phát triển.

4. Thời kì thu hoạch:

Từ thu lần 1 đến thu hết: Thời gian khoảng 10 - 20 ngày. Thời gian của thời kì này phụ thuộc vào số lần thu hái và khoảng cách giữa 2 lần thu. Các giống địa phương thường phải hái ngay khi chín, nếu thu hái không kịp quả dễ bị tách vỏ, văng hạt nên thường phải thu hái hàng ngày hoặc cách 1 ngày (cách nhật).

Giống cải tiến thường có vỏ quả dầy, khi chín khó tách vỏ hơn nên khoảng cách giữa 2 làn thu khoảng 3 - 5 ngày. Đặc điểm này đã giảm nhiều công thu hái. Kéo dài thời gian thu hoạch và tăng số lần thu hái là một khâu kĩ thuật cơ bản tăng năng suất đậu xanh.

Muốn tăng số lần thu hái, cần phải duy trì bộ lá xanh. Nếu bộ lá tàn sớm thì sẽ giảm số lần hái, thời gian này bị rút ngắn và sản lượng các lần hái sau cũng kém.

Bài thuốc từ giá đỗ

Giá đỗ xanh hiện được coi là rau sạch. Theo tài liệu nước ngoài, ăn giá đỗ ...

Cách trồng đậu nành rau cho hiệu quả cao

Đậu nành rau là một trong những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao khi ...

Kỹ thuật trồng cây đậu xanh - Semen Phaseoli Radiati

Cây đâu Xanh có tên khoa học là Phaseolas ayreus Roxb. Nước ta trồng nhiều đậu xanh. ...

Kỹ thuật trồng đậu xanh

Ở các tỉnh phía Bắc, trong vụ xuân tốt nhất là nên gieo trên các chân đất ...

Kỹ thuật bảo quản các loại đậu đỗ

Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa ...

Lợi ích của giá đậu

Ngày xưa ông bà ta ăn uống rất đơn giản nhưng ít bệnh tật, ngày nay con ...

Ăn giá đỗ, con mình 3 tuần tăng 1kg

Con mình thuộc dạng siêu còi nhưng nhờ bí kíp giá đỗ bé tăng cân khiến mình ...

Tác dụng làm đẹp bất ngờ từ giá đỗ

Giá đỗ có đến 4 tác dụng làm đẹp cực hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây đậu xanh

Do có thời gian sinh trưởng ngắn 60-70 ngày nên đậu xanh được sử dụng nhiều trong ...

Phương pháp trồng đậu xanh

Đậu xanh gieo trồng quanh năm, có 3 vụ chính ở miền Nam: Đông Xuân gieo từ ...

Kỹ thuật trồng xen canh Đậu xanh và Sắn

Đậu xanh (Viganaradata L.) là cây họ đậu được trồng lâu đời ở nước ta, là cây ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản