Trồng vải thiều dễ nhưng phải có kỹ thuật trồng vải thiều thì mới cho ra nhiều trái và trái vải chất lượng
Vải thiều còn có tên khác là thanh hà lệ chi, có đặc điểm quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Quả nặng 18 – 20g, tỷ lệ cùi 72 – 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ nước, mùi thơm. Hạt vải thiều gần như bị triệt tiêu, xun lại chứ không thành hạt như vải bình thường. Vải cho vào miệng sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, vị chua, chát, cứ ngọt dần, ngọt dần… Vải thiều được cho là ngon nhất là vải thiều Thanh Hà màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày ngọt lịm, đầy nước. Giữa cùi và hạt vải thiều không có lớp màng mỏng nâu nâu chan chát như vải Lục Ngạn. Vải Thanh Hà chất lượng ngon, nên giá bán cao hơn các loại vải khác.
Lợi ích của quả vải: Ăn vải thiều có trừng mực thì đem lại lợi ích cho sức khỏe bởi vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Tuy nhiên, ăn vải nhiều rất dễ bị nóng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thể yên tâm khi ăn loại quả bổ dưỡng này mà không sợ sinh bệnh.
Trồng vải thiều dễ nhưng phải có kỹ thuật trồng vải thiều thì mới cho ra nhiều trái và trái vải chất lượng:
Thời vụ trồng vải: Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm. Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m. Đào hố trồng vải thiều không khác so với những loại cây trồng khác nhưng cần chú ý đên điều kiện đất trồng. Với vùng đất bằng thấp thì nên đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 70 cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 80 – 100 cm.
Chăm sóc vải thiều:
Tưới nước: Sau một vụ đông giá rét và khô hạn, cây đang rất cần nước, vì vậy việc tưới nước để giữ độ ẩm cho vải là rất cần thiết, ẩm độ phải luôn bảo đảm từ 60 – 70%. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn quá trình thụ phấn, quả đậu ít.
Bón phân và cách bón: Ngoài phân đa vi lượng, cây vải còn cần các yếu tố vi lượng, đặc biệt là Bo để tăng cường sức sống của hạt phấn, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn, quả sẽ đậu nhiều. Bón phân khoáng theo tỷ lệ: 25% đạm + 25% kali + 30% lân sau khi tưới ẩm đất. Bón vào bốn hốc đều nhau, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây. Lượng bón tùy theo cây lớn hay bé, tốt hay xấu, trung bình bón từ 0,2 – 0,5kg đạm, 0,2 – 0,5kg kali, 0,5 – 1kg lân. Ngoài ra, nên phun 2-3 lần phân bón qua lá, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày như: Komic, Antonich, Bioted (602,603)… trước và sau khi hoa nở 10 ngày để cung cấp phân vi lượng cho cây tăng độ đậu quả.
Phòng trừ sâu bệnh: Sâu hại vải thời kỳ này chủ yếu là bọ xít non, rệp hại hoa và quả non. Phòng trừ bằng cách phun kép hai lần cách nhau từ 7 – 10 ngày bằng các loại thuốc Actara, Trebon, Sherpa phối hợp với dầu khoáng Cantex. Đối với nhện lông, dùng thuốc Ortur, Regent, Pegasus, Danitol phun khi lộc xuân mới nhú. Bệnh mốc xương gây hại làm thối, rụng hoa, quả non phòng trừ bằng các loại thuốc: Rhidomil; Zineb, Boocdo phun hai lần trước và sau khi hoa nở từ 7 -10 ngày.
Vải thiều là loại cây được xuất khẩu ra nước ngoài tuy nhiên phải có cách trồng và chăm bón hợp lý để đạt chuẩn dinh dưỡng và có quy hoạch cụ thể, tránh trồng ồ ạt.
Chúc bà con thành công!
Sau nhiều năm nghiên cứu, điều tra và tuyển chọn tại 7 tỉnh trồng vải chủ lực ...
Vải là một loại quả được nhiều người ưa thích mỗi khi đến vụ. Hương vị ngọt ...
Hiện nay ở Hải Dương đã đến thời điểm tập trung chăm sóc để vải thiều ra ...
Để cây vải chính vụ có thể phát hoa đúng thời điểm, có chùm hoa lớn sau ...
Hố trồng vải nên đào trước vài tháng, kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 ...
Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống. Chủ yếu dùng chữa sán khí ...
Vụ xuân là giai đoạn giống vải thiều Thanh Hà hình thành và phát triển nụ, hoa ...
Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) do ảnh hưởng của thời ...
Vải thiều là cây ăn quả quý, quả chín ăn thơm ngon bổ dưỡng, cho giá trị ...
Thời tiết mưa, nắng xen kẽ như hiện nay, vải thiều rất dễ bị nứt vỏ, thối ...
Mục đích nâng cao mức dinh dưỡng trong cây, làm cho lá thuần thục, thúc đẩy ra ...