Cây ăn trái >> Cây Thanh Long

Giải pháp phòng bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.

Giải pháp phòng bệnh đốm trắng trên cây thanh longNăm nay, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhiều diện tích thanh long bị bệnh đốm trắng, thán thư (nông dân thường gọi là bệnh tắc kè). Đây là các bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho nhiều nông dân và doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu. Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.

Nhà vườn cần xử lý triệt để nguồn bệnh

Thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật, từ tháng 1 – 4/2014, khi còn là mùa khô diện tích thanh long bị đốm trắng gây hại chỉ có 44ha, tập trung ở những vườn tưới vào ban đêm. Tuy nhiên, bước vào mùa mưa, đặc biệt trong tháng 7, tháng 8 do mưa liên tục, diện tích bùng phát lại ở những vườn có vết bệnh cũ và lan nhiễm mới, tính đến hết tháng 8 toàn tỉnh có đến 12.748 ha nhiễm bệnh tập trung 33 xã và 5 huyện, thị, trong đó, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 10% trở lên có 7.054 ha, tập trung nhiều nhất các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Mặc dù người nông dân đã sử dụng thuốc đặc trị do ngành chức năng hướng dẫn để phun xịt bệnh nhưng do thời tiết gặp mưa nên không hiệu quả. Vì vậy, các loại nấm gây bệnh có dịp bùng phát mạnh mẽ.

Tại huyện Hàm Thuận Nam, tính đến tháng 8, toàn huyện đã có 2.356 ha thanh long bị bệnh đốm trắng. Để tăng cường phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tập trung các giải pháp hướng dẫn và yêu cầu người trồng thanh long gom cành, trái có nguồn bệnh để xử lý. Theo đó, các nhà vườn khi xử lý bệnh cần phải làm ngay và làm một cách đồng loạt, triệt để để tiêu diệt nguồn bệnh bằng cách chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy mầm bệnh. Và xử lý nghiêm những trường hợp đổ, vứt bỏ cành, trái có nguồn bệnh ra đường, ven sông, ven suối để ngăn chặn lây lan sang những khu vực khác. Đồng thời, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện tăng cường hướng dẫn người trồng thanh long tăng cường vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, tỉa cành thông thoáng; bón phân cân đối, tăng cường phân lân, kali, bổ sung các nguyên tố trung vi lượng cho cây thanh long để tăng cường sức đề kháng của cây. Phổ biến và khuyến cáo đến nông dân chỉ phun thuốc phòng trừ bệnh đốm trắng theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. 

Áp dụng mô hình quản lý phòng trừ bệnh

Để phòng bệnh đốm trắng trên cây thanh long, Chi cục Bảo vệ thực vật xây dựng mô hình và tuyên truyền thử nghiệm phòng chống bệnh. Cụ thể, bước vào mùa mưa năm nay, chi cục đã xây dựng hai mô hình quản lý phòng trừ bệnh đốm trắng theo giải pháp IPM (kết hợp bón phân cân đối, chú ý vệ sinh vườn, xử lý cành quả bệnh vừa kết hợp sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã qua khảo nghiệm ngoài đồng có hiệu quả) ở xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) và xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc). Mô hình đã hoàn thành việc theo dõi tỷ lệ bệnh của lứa trái thứ 2, kết quả tỷ lệ bệnh trên cành quả chỉ còn 15 - 20% so với vườn không thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp. Và hiện đang theo dõi lứa thứ 3 trong vụ mùa chính vụ. Chi cục đã chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật huyện trọng điểm thanh long tranh thủ các lớp hội thảo của các công ty phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để phổ biến tuyên truyền về Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm trắng hại thanh long do Cục Bảo vệ thực vật ban hành và quy trình tạm thời quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bệnh đốm trắng hại cành, quả thanh long do chi cục ban hành.

Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long, chỉ có biện pháp canh tác tổng hợp; bón phân cân đối, không bón nhiều đạm và sử dụng chất kích thích; thường xuyên cắt tỉa cành, quả bệnh thu gom vào một chỗ và đổ vôi lên tiêu hủy; khi có áp lực bệnh nặng để bảo vệ một lứa  trái cần thiết nên dùng Aviso + Caberda super và luân phiên với Aviso +Lipman, một lứa trái nên phun 7-10 ngày 1 lần, cách ly trước thu hoạch ít nhất 7 ngày thì tỷ lệ bệnh sẽ giảm được 50 - 60%.

THANH DUYÊN - Báo Bình Thuận, 30/9/2014

Áp dụng SIT quản lý ruồi đục trái thanh long

Thử thách đối với các nhà côn trùng học là có đến 30 loài ruồi đục trái ...

Bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Những năm gần đây bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long và lây lan rất ...

Sử dụng bẫy nhử pheramon phòng trừ ruồi vàng ...

Mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả sẽ giúp nông dân không ...

Trừ ốc sên hại thanh long

Ốc sên thường xuất hiện nhiều sau cơn mưa đầu mùa. Khi trời tối, ốc sên lớn ...

Chọn giống Thanh long

Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết ...

Lai tạo thành công THanh long ruột tím hồng

Đây là giống thanh long được lai tạo từ giống thanh long ruột đỏ với thanh long ...

Bả diệt kiến tự chế trong trồng thanh long

Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an ...

Bả diệt kiến hối trên cây thanh long

Bả diệt diệt kiến hôi được làm bằng cơm dừa và mỡ lợn xào thơm trộn thêm ...

Trị kiến và bọ thầu dầu hại thanh long ...

Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát ...

Chế phẩm Sofri Protein diệt trừ ruồi đục quả

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - SOFRI đã hợp tác với nhà máy bia ...

Cách phòng trừ sâu bệnh trên Thanh Long

Để đảm bảo năng suất và chất lượng trái thanh long ngon, sạch và an toàn nông ...

Bệnh đốm nâu hại Thanh long

Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm nâu hại cây thanh long

Trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Lưu ý khi trồng thanh long ruột đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...

Phòng trừ ruồi đục quả trên cây thanh long

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Trái thanh long giúp giảm cholesterol trong máu

Thanh long là loại trái cây giàu vitamin C, rất tốt cho việc nâng cao sức đề ...

Bảo quản trái Thanh long

Trái thanh long sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì ...

Cách xử lý cây thanh long ruột đỏ ra ...

Thanh long có nhiều loại trong đó được ưa chuộng là thanh long ruột đỏ. Để có ...

Quy trình trồng thanh long xuất khẩu

Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây ...

Làm cột leo cho cây thanh long

Cây cột đỡ có đường kính khoảng 25-30cm, chiều dài khoảng 2,5m để sau khi chôn xuống ...

Trồng cây thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...

Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...

Kỹ thuật trồng thanh long

Thanh long Việt Nam là loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng ...

Điều khiển sự ra hoa của cây Thanh Long

Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ...

Lưu ý khi trồng thanh long ruột đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...

Kinh nghiệm bón phân để thanh long ra trái ...

Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón.

Tỉa cảnh, tỉa hoa và tạo tán cây thanh long

Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối ...

Bảo quản thanh long

Nên thu hoạch trái vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt hoặc lúc chiều mát.

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản