Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long
Theo kết quả giám định một số mẫu bệnh đốm trắng trên cành thanh long do Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận gửi đến, qua kết quả phân lập và giám định tác nhân đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.
Qua 2 năm theo dõi, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam ghi nhận được bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 20 - 30 độ C, độ ẩm càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan. Bệnh gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch. Lúc đầu triệu chứng trên bẹ/trái là những đốm tròn nhỏ màu trắng, vết bệnh trũng thấp so với bề mặt bẹ, về sau vết bệnh có màu vàng cam và phát triển nhô lên những vết ghẻ có màu nâu và đôi khi gây thối nhũn nếu bị bệnh tấn công nặng.
Trong thời gian qua, mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật và các địa phương… trong việc quản lý bệnh đốm trắng thanh long tuy nhiên hiệu quả áp dụng chưa mang lại kết quả như mong muốn và nguy cơ tồn dư dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật trên trái do nông dân phun xịt rất nhiều loại thuốc và tần suất phun cao. Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ kinh phí của Trung ương và các địa phương trong việc nghiên cứu sâu hơn và xây dựng quy trình quản lý hiệu quả và bền vững đối tượng này, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã chủ động tiến hành nghiên cứu và đạt được một số kết quả bước đầu rất có triển vọng có thể áp dụng vào việc trị bệnh đốm trắng thanh long:
Tỉa bỏ và tiêu hủy bằng cách chôn sâu hoặc đốt cành, nụ bông, trái bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ trên mặt líp hay quăng xuống mương nước sẽ làm mầm bệnh dễ lây lan. Ngoài ra, nên tỉa loại bỏ bớt những cành vô hiệu, cành ốm yếu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây và phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng.
Nên bón vôi cho toàn bộ vườn theo định kỳ 1 - 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
Bón phân cân đối, đầy đủ theo quy trình kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Chú ý không nên bón quá nhiều phân đạm để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma cho cây.
Dọn sạch cỏ và tạo điều kiện thoát nước tốt, nhanh chóng cho vườn thanh long trong điều kiện mưa bão. Đối với những vườn được trồng bằng trụ sống (me tây) phải khống chế tối đa sự che phủ phía trên đầu (đỉnh) trụ để tạo điều kiện thuận lợi cho cành thanh long có thể nhận được ánh sáng được đầy đủ hơn.
Tăng cường chăm sóc vườn cây đầy đủ hơn trong điều kiện mùa mưa.
Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Propiconazole, Trifloxystrobin, Iprodione, Mancozeb 7-10 ngày/lần (tùy vào điều kiện mưa bão).
Ngoài ra, nên rút râu bông thanh long sớm ở thời điểm 2 - 3 ngày sau trổ và tương tự phun ngừa các loại thuốc nêu trên cho giai đoạn trái non và trái chuẩn bị thu hoạch. Lưu ý khi phun xịt thuốc ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch trái phải tuyệt đối tuân thủ và đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn.
Theo Báo Bình Thuận, 10/08/2013
Thử thách đối với các nhà côn trùng học là có đến 30 loài ruồi đục trái ...
Những năm gần đây bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long và lây lan rất ...
Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện ...
Mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả sẽ giúp nông dân không ...
Ốc sên thường xuất hiện nhiều sau cơn mưa đầu mùa. Khi trời tối, ốc sên lớn ...
Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết ...
Đây là giống thanh long được lai tạo từ giống thanh long ruột đỏ với thanh long ...
Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an ...
Bả diệt diệt kiến hôi được làm bằng cơm dừa và mỡ lợn xào thơm trộn thêm ...
Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát ...
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - SOFRI đã hợp tác với nhà máy bia ...
Để đảm bảo năng suất và chất lượng trái thanh long ngon, sạch và an toàn nông ...
Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm nâu hại cây thanh long
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...
Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Thanh long là loại trái cây giàu vitamin C, rất tốt cho việc nâng cao sức đề ...
Trái thanh long sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì ...
Thanh long có nhiều loại trong đó được ưa chuộng là thanh long ruột đỏ. Để có ...
Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây ...
Cây cột đỡ có đường kính khoảng 25-30cm, chiều dài khoảng 2,5m để sau khi chôn xuống ...
Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...
Thanh long Việt Nam là loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng ...
Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ...
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...
Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón.
Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối ...
Nên thu hoạch trái vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt hoặc lúc chiều mát.