Cây ăn quả >> Cây Thanh Long

Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35°C, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cần tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều.

1. Làm đất và bón phân

– Với đất bằng: Dùng 600 – 1000kg phân chuồng/mẫu và vôi bột thích ứng, cũng như các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.

– Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.

– Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.

– Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.

Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.

2. Cách trồng và chăm sóc

Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2,5m, trồng sâu 5 – 10cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con xung quanh cột.

Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm v.v...

3. Lưu ý khi trồng thanh long ruột đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.

Chuẩn bị trụ trồng bằng xi măng dài 2- 2,2m, chừa 4 lõi sắt dài ra bẻ cong làm giá đỡ. Trụ chôn sâu 0,5m.

Nên làm mô đất để thoát nước tốt, mô cao 3cm, đường kính 60- 100cm. Mô đất trộn phân chuồng hoai 15- 20kg hoặc phân hữu cơ 10- 15kg/trụ + 500g super lân + Basudin 2g/mô. Dùng Benoml 0,1% tưới vào đất trước khi trồng để ngừa nấm bệnh. Cắt hom dài 30- 40cm, tuổi cành trên 6 tháng. Đáy hom cắt bỏ phần thịt bên ngoài, chừa lõi để tránh thối hom, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 0,1% trong 5 phút. Hom có thể giâm trước khi trồng ở nơi có che ánh sáng, tới khi cành ra rễ và đâm chồi.

Nên trồng thanh long vào đầu mùa mưa, mỗi trụ 3- 4 hom, sau khi đặt tưới nước 2 lần/ngày (không để quá khô hay ướt đẫm). Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ để một cành, khi phát triển tới mức tạo tán, nên tỉa cành mẹ.

Khi cây còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi, sau khi trồng 2 tuần sử dụng phân urê, DAP hoặc NPK 16- 16- 8 hay 20- 20- 15 để tưới, với lượng 20- 30g/trụ, tưới 10 ngày một lần. Cây 3- 12 tháng tăng lên 30- 50g/trụ, tưới 15 ngày/lần. Khi cây 1- 3 năm tuổi, dùng phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ 20- 50kg/trụ/năm (tăng theo tuổi), chia làm 2 lần bón. Lần một khi cây chuẩn bị ra hoa rộ vào tháng 2- 3, lần 2 vào tháng 9-10. Sau giai đoạn cho trái rộ là giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch. Cần xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15- 30cm, cho phân đều khắp tán rồi dùng đất lấp lại. Mùa khô có thể bồi một lớp bùn mỏng. Đối với phân hoá học, sử dụng NPK 20- 20- 15 hoặc phân đơn urê, DAP, KCl. Sử dụng cho ra hoa, nuôi trái cần chú ý bón hàm lượng lân và kali cao, kích thích cây ra cành mới cần bón đạm cao. Thời gian bón cây 1- 2 năm tuổi là 200- 300g/đọt (phân hỗn hợp hoặc phân đơn); từ năm thứ 3 là 500- 1.000g/đọt (theo tuổi cây và khung tán). Bón 4 đợt/năm vào tháng 2, 5, 8 và 11.

Dùng phân bón lá kích thích cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai và kích cỡ trái, ngưng bón trước khi thu hái 2 tuần.

Côn trùng gây hại trên thanh long thường là kiến, dùng thuốc phun hoặc rải xung quanh gốc hay đúng vào vị trí kiến tấn công. Với ruồi đục trái dùng bả Sofri hoặc bao trái sau khi hoa thụ phấn 7- 10 ngày. Khi bị thối, nám cành, trị bằng các loại thuốc gốc Benlat C, Coc 85, Ridomyl... Bệnh thán thư xuất hiện trên cành và trái, phun Ridomyl, Actracol, Benlat C... Đối với trái, sau khi hoa nở 3- 5 ngày, cần tỉa bỏ nhụy đã héo rũ ở đỉnh, phun thuốc và bao trái bằng bao vải. Thu hoạch từ 29- 31 sau khi hoa nở.

Áp dụng SIT quản lý ruồi đục trái thanh long

Thử thách đối với các nhà côn trùng học là có đến 30 loài ruồi đục trái ...

Bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Những năm gần đây bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long và lây lan rất ...

Giải pháp phòng bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện ...

Sử dụng bẫy nhử pheramon phòng trừ ruồi vàng ...

Mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả sẽ giúp nông dân không ...

Trừ ốc sên hại thanh long

Ốc sên thường xuất hiện nhiều sau cơn mưa đầu mùa. Khi trời tối, ốc sên lớn ...

Chọn giống Thanh long

Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết ...

Lai tạo thành công THanh long ruột tím hồng

Đây là giống thanh long được lai tạo từ giống thanh long ruột đỏ với thanh long ...

Bả diệt kiến tự chế trong trồng thanh long

Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an ...

Bả diệt kiến hối trên cây thanh long

Bả diệt diệt kiến hôi được làm bằng cơm dừa và mỡ lợn xào thơm trộn thêm ...

Trị kiến và bọ thầu dầu hại thanh long ...

Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát ...

Chế phẩm Sofri Protein diệt trừ ruồi đục quả

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - SOFRI đã hợp tác với nhà máy bia ...

Cách phòng trừ sâu bệnh trên Thanh Long

Để đảm bảo năng suất và chất lượng trái thanh long ngon, sạch và an toàn nông ...

Bệnh đốm nâu hại Thanh long

Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm nâu hại cây thanh long

Trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Lưu ý khi trồng thanh long ruột đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...

Phòng trừ ruồi đục quả trên cây thanh long

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Trái thanh long giúp giảm cholesterol trong máu

Thanh long là loại trái cây giàu vitamin C, rất tốt cho việc nâng cao sức đề ...

Bảo quản trái Thanh long

Trái thanh long sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì ...

Cách xử lý cây thanh long ruột đỏ ra ...

Thanh long có nhiều loại trong đó được ưa chuộng là thanh long ruột đỏ. Để có ...

Quy trình trồng thanh long xuất khẩu

Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây ...

Làm cột leo cho cây thanh long

Cây cột đỡ có đường kính khoảng 25-30cm, chiều dài khoảng 2,5m để sau khi chôn xuống ...

Trồng cây thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...

Kỹ thuật trồng thanh long

Thanh long Việt Nam là loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng ...

Điều khiển sự ra hoa của cây Thanh Long

Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ...

Lưu ý khi trồng thanh long ruột đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...

Kinh nghiệm bón phân để thanh long ra trái ...

Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón.

Tỉa cảnh, tỉa hoa và tạo tán cây thanh long

Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối ...

Bảo quản thanh long

Nên thu hoạch trái vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt hoặc lúc chiều mát.

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản