Cây ăn quả >> Cây Bưởi

Những điều cần chú ý khi trồng cây có múi

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, bên cạnh kỹ thuật canh tác mới, cây có múi rất cần bón vôi, sử dụng phân hữu cơ và hạn chế hóa chất kích thích ra hoa…

Theo tác giả Lê Thị Khỏe (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), người trồng cây có múi cần chú ý như sau:

1. Cây có múi rất cần được bón vôi

Bón vôi không chỉ cung cấp dưỡng chất calci cho cây mà còn có nhiều tác dụng khác mà phân hóa học không có được như ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, ức chế sự phát triển nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ và thuốc diệt cỏ. Thiếu calci cây yếu ớt dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt, nếu thiếu  trầm trọng thì đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Calci còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn. Cần lưu ý rằng, hầu hết đất canh tác ở ĐBSCL đều thiếu calci, do đó cần phải bón vôi (bột đá vôi hay vôi tôi) mỗi năm một lần để cung cấp calci cho cây. Nên bón vào đầu mùa mưa với liều lượng 30 – 50 kg/công. Để hạn chế tác hại của mặn, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 30 – 50 kg/công. Bón bằng cách rải đều trên đất liếp, tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.

Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân… ngày càng trở nên nghiêm trọng tại ĐBSCL. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh này là bón vôi cải tạo đất. Thông thường có thể bón hàng năm vào thời điểm sửa soạn đất hoặc bón liều cao 100 – 200 kg/công nhưng vài năm mới bón lại một lần. Giúp vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, giúp giữ chất mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân lân.

2.   Chú ý bón phân hữu cơ

Việc bón phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong canh tác cây có múi,  bởi phân giúp cải  thiện đặc tính hóa lý đất như tăng độ phì, tăng hàm lượng hữu cơ, tăng khả năng giữ nước, giữ phân, cải thiện cấu trúc, độ ẩm đất. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất – thành phần giữ vai trò quan trọng. Giúp ổn định năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm. Các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, rác, vi sinh, phụ phẩm nông nghiệp, bánh dầu, phân sinh học… chú trọng sử dụng. Chú ý phân hữu cơ bón lót trước khi trồng, hàng năm, bón sau khi thu hoạch.

Canh tác cây có múi chú ý tạo tán cây 1 – 3 năm sau khi trồng, xén tỉa hàng năm sau thu hoạch. Áp dụng phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), giảm sử dụng thuốc BVTV (chuyển từ sử dụng thuốc hóa học sang thuốc nguồn gốc thảo mộc), sử dụng nấm Trichoderma, thiết kế vườn phù hợp, trồng cây chắn gió…

3.  Xử lý ra hoa không dùng thuốc

Có thể áp dụng bằng cách lảy lá. Sau khi thu hoạch xong, vệ sinh vườn (cắt tỉa cành, làm cỏ, quét vôi gốc…), bón phân lần hai (loại đạm thấp, lân và kali cao), liều lượng tùy vào tuổi và sự sinh trưởng của cây. Khi toàn bộ lá trên cây già và không còn tược non xuất hiện thì tiến hành lảy bỏ lá trên cành (cành cho trái). Kỹ thuật này đơn giản dễ làm, không sử dụng hóa chất xử lý ra hoa (thường áp dụng vườn bưởi). Cho trái theo vị trí trên cây theo ý muốn nên thuận chăm sóc và thu hoạch. Hoặc có thể áp dụng biện pháp xiết nước (cắt nước) để kích thích ra hoa, tiến hành như sau: sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu, bón phân, quét vôi gốc, thân cây… Sau lần bón phân thứ hai (vùng ĐBSCL sau bón phân lần hai kết hợp vét bùn bồi gốc và mặt liếp), tiến hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước hoặc/và kết hợp rút khô nước trong vườn hay mức nước trong mương ở mức thấp nhất trong năm để tạo “sốc” cho cây. Thời gian “xiết” nước khoảng 3 tuần đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cm trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt đất 50 – 60 cm để không làm rễ cây bị thiệt hại mất sức. Hoặc có thể áp dụng tưới nước trở lại với lượng nước tưới vừa đủ để giảm bớt hiện tượng cây ra đọt non, tưới 2 – 3 lần mỗi ngày và liên tục 3 ngày, đến ngày thứ tư tưới 1 lần/ngày. Khoảng 7 – 15 ngày sau khi tưới trở lại cây sẽ ra đọt và nụ hoa, thời gian này tưới nước cách ngày. Sau ngưng tưới nước, nếu cây ra tược non, có thể dùng các loại phân bón như MKP (0-52-34), KNO3… phun lên cây giúp lá non mau thành thục.

Cây ngũ quả

Nguồn : Khoahocphothong.com

Kỹ thuật giâm cành bưởi diễn

Kỹ thuật giâm cành là kỹ thuật nhân giống vô tính và có hệ số nhân giống ...

Để cây bưởi liên tiếp bội thu

Khi cây phát lộc cần loại bỏ ngay những lộc nhỏ và thường xuyên kiểm tra, diệt ...

Ruồi – côn trùng mới đang gây hại trên bưởi

Hiện nay trên các vườn bưởi ở tỉnh Bến Tre đang bị đe dọa bởi một loại ...

Phòng trừ sâu bệnh hại bưởi Diễn

Bưởi Diễn là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. ...

Bưởi đỏ Luận Văn

Theo các bậc cao niên ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) ...

Nhân giống bưởi da xanh bằng kỹ thuật giâm cành

Giâm cành là kỹ thuật nhân giống vô tính có hệ số nhân giống tương đối cao ...

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đào Chuyên

Chỉ với đôi bàn tay cần cù sáng tạo và từ 2 loại bưởi cổ. Người nông ...

Sáng kiến vàng của vua bưởi da xanh Chợ Lách

Giải pháp kỹ thuật điều chỉnh vị trí ra hoa, đậu trái trên cây bưởi da xanh ...

Giâm cành nhân giống bưởi Năm roi

Từ trước tới nay nông dân ĐBSCL chủ yếu nhân giống bằng phương pháp chiết cành truyền ...

Cách tiêu hủy sâu đục trái bưởi bằng nước vôi

Hiện nay sâu đục trái bưởi là một đối tượng dịch hại phổ biến trên các vườn ...

Công nghệ bảo quản quả bưởi bằng màng Chitosan

Trong vòng 3 tháng, màng chitosan có khả năng bảo quản bưởi tốt hơn so với ...

Kỹ thuật nhân giống bưởi da xanh

Hiện nay, trồng bưởi bằng hạt gần như không còn được áp dụng vì có nhiều nhược ...

Những sai lầm khi ăn bưởi huỷ hoại sức ...

Bưởi là loại trái cây cực tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bưởi da xanh ...

Cây bưởi da xanh có thể phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau từ vùng ...

Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ

Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây bưởi cần nhiều ...

Công dụng tuyệt vời của hoa bưởi ít người biết

Vào mùa hoa bưởi tháng 3, bạn chỉ cần một vài nhánh hoa bưởi đặt trong nhà ...

Những tác hại khi ăn nhiều bưởi nên biết

Bưởi là một loại trái cây hết sức quen thuộc đối với chúng ta. Bưởi chứa hàm ...

Cùi và hạt bưởi có ích gì cho sức khỏe?

Ở cùi bưởi có chứa pectin – một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ ...

Trị bệnh xì mủ cây bưởi Da xanh

Bệnh xì mủ thân - còn gọi là thối gốc chảy nhựa trên cây bưởi do nấm ...

Một số biện pháp phòng chống sâu đục trái bưởi

Giới hạn khả năng gây hại bằng cách thu nhặt trái rụng do bị sâu đục và ...

Cách phòng bệnh đốm rong hại bưởi

Bệnh đốm rong, do một loài rong có tên là Cephaleurosviresens gây ra. Ngoài bưởi và những ...

Những ai nên hạn chế ăn quả bưởi?

Mặc dù bưởi có nhiều vitamin và rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có ...

Công dụng bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là sản phẩm của nông nghiệp bởi vậy nó có công dụng chữa bệnh ...

Bón phân cho cây bưởi

Để duy trì tuổi thọ cây, từ khi bưởi bắt đầu cho trái, mỗi năm xới gốc ...

16 căn bệnh hay gặp - Đơn giản ăn ...

Bưởi là một loại quả quý của nước ta. Bưởi ăn rất ngon mà cơm bưởi, vỏ ...

Chăm sóc bưởi Quế Dương thời kỳ mang quả

Những năm gần đây, người tiêu dùng biết thêm một giống bưởi đặc sản quả màu vàng ...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Quế Dương

Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn ...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Hoàng

Bưởi Hoàng là loại bưởi được trồng tại Thôn Hoàng Trạch xã Mễ Sở, Văn Giang Hưng ...

Kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi

Tủ gốc bưởi Năm Roi để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách ...

Trồng và chăm sóc bưởi Phúc Trạch

Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là Vụ Xuân: tháng 2, ...

Hướng dẫn cách chọn bưởi ngon

Chúng tôi tin chắc những thông tin dưới đây sẽ thật sự hữu ích cho các chị ...

Chữa cảm cúm từ Bưởi

Bưởi còn có tên là bòng, được trồng phổ biến để lấy quả ăn. Các bộ phận ...

Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh ông Chín Bé

Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây ...

Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh hiệu quả

Hạt phấn hoa bưởi da xanh tự bất dung hợp, khi thụ phấn sẽ cho ra trái ...

Kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây bưởi

khoang vỏ, xiết nước, xông khói hoặc sử dụng hoá chất sẽ gia tăng nhanh chóng hàm ...

Khắc phục vườn bưởi Da xanh bị suy kiệt

Hiện nay, một số vườn bưởi da xanh sau khi thu hoạch vài vụ thì có triệu ...

Cách tỉa cành tạo tán cây bưởi da xanh

Việc tỉa cành tạo tán giúp hình thành và phát triển bộ khung cơ bản vững chắc, ...

Trồng bưởi da xanh

Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng ...

Kinh nghiệm chăm sóc để bưởi sai hoa, đậu quả

Sau khi thu hoạch quả cần tỉa cành, tạo tán. Loại bỏ cành tăm, cành vóng, cành ...

Cho bưởi da xanh ra trái theo ý muốn

Khi lá trên cành già sắp ra đọt lá mới, tiến hành bón phân, liều lượng tuỳ ...

Kỹ thuật trồng bưởi Năm Roi

Có thể trồng bưởi vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Ngoài ra có thể trồng ở ...

Để bưởi Năm Roi không có hạt

Bưởi Năm Roi có hạt là do sự thụ phấn chéo giữa chúng và một số cây ...

Kinh nghiệm trồng Bưởi Năm roi cuống xéo

Trước khi trồng, chuẩn bị rơm, rác mục, phân chuồng hoai và đất phù sa khô tán ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bưởi da xanh

Bưởi da xanh tuy mới xuất hiện nhưng đã thật sự trở thành một loại hoa quả ...

Khắc phục tình trạng bưởi Diễn không đậu quả

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe ...

Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp trên ...

Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn, đất nhiễm phèn, mặn, ...

Cây bưởi da xanh dễ trồng nhưng khó tính

Bưởi Da xanh là loại cây trồng dễ ăn nhưng khó tính, không phải chỗ nào cũng ...

Kỹ thuật bón phân tỉa cành cho bưởi da xanh

Để đảm bảo năng suất chất lượng trái cũng như vườn cây khỏe mạnh bà con nông ...

Kỹ thuật trồng cây bưởi vùng ĐBSCL

Khi trồng đặt cây xuống giữa mô, đặt bầu ngang mặt mô, lấp đất lại bằng mặy ...

Kỹ thuật trồng thâm canh bưởi Diễn

Bưởi diễn rất dễ trồng, là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng. Một ha bưởi diễn sau ...

Kỹ thuật trồng bưởi diễn

Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của ...

Kinh nghiệm trồng bưởi da xanh

Bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị ...

Giảm rụng quả sinh lý cho bưởi

Trung và hạ tuần tháng 4 hàng năm với những cây bưởi đậu nhiều quả thường có ...

Kỹ thuật trồng bưởi có hạt thành không hạt

Ông Hai Hoá ở ấp Tân Phú, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có ...

Kinh nghiệm trồng bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. ...

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh

Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc ...

Kỹ thuật trồng bưởi

Bưởi còn có tên là bòng, được trồng phổ biến để lấy quả ăn. Các bộ phận ...

Kinh nghiệm trồng bưởi năm roi

Bưởi Năm Roi là một giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam được trồng nhiều ở một ...

Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh

Khi thành lập vườn cần chú ý hướng mặt trời để thiết kế liếp trồng, tốt nhất ...

Kỹ thuật cho bưởi ra trái ngon đẹp

Hiện nay, bưởi là một loại trái cây được ưa chuộng và đem lại giá trị kinh ...

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh cho quả quanh năm

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh dưới đây sẽ giúp vườn bưởi của bạn trĩu quả quanh ...

Chia sẻ kinh nghiệm trồng bưởi da xanh ở ...

Bưởi da xanh loại bưởi ngon nhất hiện nay và chúng thích hợp với khí hậu ở ...

Để quả bưởi lớn đều

Tháng 2, tháng 3 là thời gian đa số các giống bưởi ở các tỉnh phía Bắc ...

Cách chăm sóc cây bưởi cho trái theo ý muốn

Tuỳ theo độ tuổi, năng suất vụ trước, tình hình sinh trưởng hiện tại của cây, biểu ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản