Trái thanh long sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì tiến hành thu hoạch, tùy theo yêu cầu trái xuất khẩu hay trái dùng trong nước mà lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp
Trái thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm, chất nhầy trong trái thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng cao nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên. Trái thanh long là một trong những loại quả xuất khẩu, vì vậy việc thu hoạch và bảo quản trái là vấn đề đáng được bà con quan tâm.
1. Thu hoạch trái thanh long:
Trái thanh long sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì dùng liềm hay dao cắt. Khi cắt đi dọc theo hàng, lựa quả đúng tiêu chuẩn cắt rồi xếp vào một cái gùi. Khi đầy gùi thì chuyển ra đầu hàng người khác cho vào cần xé xếp theo từng lớp có lót giấy, rơm hoặc lá chuối, sau đó vận chuyển đến nơi thu mua.
Tiêu chuẩn trái xuất khẩu: Trái có trọng lượng lớn, chuyển màu đỏ được 2 – 3 ngày, ngoại hình đẹp, vỏ không bị trầy sướt, các tai lá trên quả còn xanh tươi, không có vết chích của côn trùng, không có vết bệnh và không có bất cứ tồn dư thuốc hóa học nào trên ngưỡng cho phép để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Trái thanh long tiêu thụ trong nước:
Thường được thu hái trễ hơn nên quả nặng, to hơn, và ngọt hơn thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Việc thu hoạch tiến hành giống như khi thu xuất khẩu nhưng không cần xử lý đóng thùng, chỉ cho vào cần xé, may miệng lại rồi chở đến nơi tiêu thụ.
2. Sơ chế xuất khẩu trái thanh long
- Phân loại trái theo trọng lượng, có thể sử dụng thang phân loại do Phân Viện Công nghệ Sau Thu Hoạch dự thảo theo đó quả thanh long được phân làm 4 loại: loại l trên 500 g, loại 2 từ 380 g đến 500 g, loại 3 từ 300 g đến 380 g và loại 4 nhỏ hơn 300 g. Theo cách phân loại này thì các loại quả từ hạng 3 trở lên đều có thể xuất khẩu được.
- Xử lý trừ nấm:
Quả được xếp ra sàn tối đa là 5 lớp, không nên chất đống, sau đó quả được xử lý bằng cách nhúng quả vào thau đựng nước thuốc trừ nấm (chẳng hạn Topsin M . . .), xếp quả qua một bên, quạt gió cho khô tối thiểu 15 phút, rồi đóng thùng.
- Đóng thùng:
Thùng carton đựng trái thanh long có kích thước 46 x 31 x 13 cm, làm bằng giấy carton gồm 3 lớp dày 5 mm, thùng có 10 lỗ thông gió kích thước 2,5 cm x 4 cm, bố trí đối xứng. Bên trong thùng có vách ngăn cho từng trái một. Trọng lượng thùng là 750 g. Trái được bọc bằng bao PE có 10 lỗ thông gió đường kính là 5mm hay tết hơn nên bọc bằng lưới Polystyren, như vậy sẽ tránh được trầy sướt khi chuyên chở. Trọng lượng tịnh (quả) là 5 – 5,2 kg.
- Tồn trữ, chuyên chở:
Trái thanh long dễ hư, khi xuất khẩu cần chuyên chở nhanh bằng tàu lạnh.
Khi chuyên chở xa bằng tàu thì các thùng đựng trái thanh long phải làm lạnh trước ở nhiệt độ 8oC Sau đó cho vào container giữ ở nhiệt độ 5oC, ẩm độ không khí từ 85% đến 90%, có ván lót để bảo đảm thông gió.
3. Năng suất
Sau một năm trồng thì thanh long bắt đầu cho trái bói, các năm thứ 3, 4, 5 là những năm có năng suất cao. Từ năm thứ 6 trở đi năng suất bắt đầu giảm từ từ. Một cách tổng quát trong điều kiện thanh long ra hoa tự nhiên, năm thứ l năng suất độ 3 kg quả/trụ, năm thứ 2: 10 – 15 kg/trụ, năm thứ 3: 30 kg/trụ, năm thứ tư 40 – 45 kg/trụ, sau đó giảm từ từ tới năm thứ 12 còn độ 20 – 25 kg/trụ. Việc chăm bón tốt, thời tiết thuận lợi sẽ làm thanh long cho trái năng suất cao và ổn định nhiều năm.
Theo bannhanong
Thử thách đối với các nhà côn trùng học là có đến 30 loài ruồi đục trái ...
Những năm gần đây bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long và lây lan rất ...
Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện ...
Mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi vàng đục quả sẽ giúp nông dân không ...
Ốc sên thường xuất hiện nhiều sau cơn mưa đầu mùa. Khi trời tối, ốc sên lớn ...
Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết ...
Đây là giống thanh long được lai tạo từ giống thanh long ruột đỏ với thanh long ...
Bã diệt kiến trên đây đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và an ...
Bả diệt diệt kiến hôi được làm bằng cơm dừa và mỡ lợn xào thơm trộn thêm ...
Vụ thanh long nghịch mùa thường xuất hiện những loại côn trùng phá hại, nếu không phát ...
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam - SOFRI đã hợp tác với nhà máy bia ...
Để đảm bảo năng suất và chất lượng trái thanh long ngon, sạch và an toàn nông ...
Quy trình tạm thời phòng chống bệnh đốm nâu hại cây thanh long
Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...
Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Thanh long là loại trái cây giàu vitamin C, rất tốt cho việc nâng cao sức đề ...
Thanh long có nhiều loại trong đó được ưa chuộng là thanh long ruột đỏ. Để có ...
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây ...
Cây cột đỡ có đường kính khoảng 25-30cm, chiều dài khoảng 2,5m để sau khi chôn xuống ...
Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...
Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ ...
Thanh long Việt Nam là loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng ...
Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ...
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập ...
Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón.
Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối ...
Nên thu hoạch trái vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt hoặc lúc chiều mát.