Khoai tây là cây rau ăn củ, sự hình thành củ rất sớm, cây khoai mọc cao 20cm đã hình thành tia củ, tia củ được phát triển chủ yếu từ các rễ mọc ra ở gốc mầm đoạn 2cm cách củ giống.
Củ khoai tây phát triển có tính hướng dương lên bề mặt luống. Như vậy cách đặt củ khoai tây giống lúc trồng và độ sâu vun luống có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng khoai cuối vụ.
Trước khi giới thiệu cách đặt củ khoai tây giống khi trồng đúng kỹ thuật, bà con tham khảo một số cách đặt sai kỹ thuật thường gặp để rút kinh nghiệm, nhớ lâu, áp dụng cho trúng.
Đặt củ khoai tây có mầm hướng thẳng lên mặt đất: Cách này có nhiều nhược điểm, nếu là khoai bổ mặt bị cắt hướng xuống dưới lòng đất làm cho hơi nước thoát lên qua các mao quản trong lòng đất đọng lại khiến cho độ ẩm mặt cắt luôn cao so với môi trường xung quanh tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển mạnh gây ra hiện tượng thối củ giống. Khi hình thành củ, củ phát triển có tính hướng dương nên nhiều khi củ bị hở đất tiếp xúc với ánh sáng củ bị diệp lục hoá vỏ màu xanh giảm chất lượng củ khoai thương phẩm lúc thu hoạch.
Cách đặt mầm hướng xuống lòng đất: Cách này thường được người trồng khoai không chú ý khi trồng mầm mới nhú khỏi mắt củ hoặc mắt củ chưa nhú mầm. Nhược điểm, mầm củ phải mọc theo hình vòng cung mới nhô lên được khỏi mặt đất, nhiều khi mọc rất chậm nếu mầm mọc gặp phải các cục đất to làm giảm thời gian sinh trưởng sinh thực của khoai ảnh hưởng xấu đến năng suất củ lúc thu hoạch.
Cách đặt củ khoai đúng kỹ thuật: Đặt hướng của mắt củ nếu củ chưa hoặc mới nhú mầm, đặt hướng của mầm củ mọc dài 1-3cm sao cho hướng của mắt, của mầm củ tạo thành một góc 45o-60o so với mặt phẳng nền ruộng trồng khoai là tốt nhất. Đặt cách này làm mặt cắt của củ giống bị bổ thoát hơi nước tốt bề mặt nên ít bị thối củ giống, mặt khác gốc của mầm củ nằm sâu vừa phải trong lòng luống khi củ hình thành và phát triển nên không bị hở trên mặt đất thời gian củ to sắp thu hoạch.
Tuy nhiên để đảm bảo năng suất, chất lượng khoai cao bà con cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khác như: Chọn loại đất phù hợp, mua được giống khoai tốt, sạch bệnh; bổ củ khoai tây giống đúng kỹ thuật; bón phân cân đối; phòng trừ sâu, bệnh kịp thời, vv…
Với qui trình sản xuất củ bi theo phương pháp này bà con nông dân có thể ...
Khoai tây là loài cây nông nghiệp dễ trồng, năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh ...
Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch của Bộ NN&PTNT sản xuất loại ...
Loại nhện đỏ này có kích thước rất nhỏ, mắt thường khó nhận biết, nhất là khi ...
Cây khoai tây hay bị 3 bệnh chủ yếu gây hại là xoăn lá, héo xanh và ...
Bệnh nhờ những bào tử, chúng có thể phát tán nhờ gió chuyển từ nơi này sang ...
Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có ...
Một loại nấm bệnh gây ra bệnh tàn rụi ở khoai tây và cà chua ngày nay, ...
PO3 là giống khoai tây có thời gian sinh trưởng 90-100 ngày với tiềm năng năng suất ...
Khoai thu hoạch tốt nhất phải tuyệt đối không được dính nước khi thu hoạch phải nhẹ ...
Khoai tây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ, có thể ...
Khoai tây bi nẩy mầm và phát triển thành cây bình thường như một cây khoai tây ...
Nguồn nước tưới phải dùng nước sạch - nước sông không bị ô nhiễm hoặc nước giếng ...
Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang… thường được dùng nhiều nhưng nếu không biết ...
Từ kết quả nghiên cứu, mô hình thực nghiệm và tổng kết thực tiễn tại các địa ...
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy, khoai tây là ...
Giới thiệu một số giống khoai tây thịnh hành ở ĐBSH để bà con nông dân tham ...
Khoảng cách trồng: 20-25x55 cm, đảm bảo mật độ 55 - 65 nghìn cây/ha. Trong trường hợp ...
Khoai tây được xếp vào nhóm cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ gieo trồng từ 15/10 ...
Khoai tây là một cây trồng có ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với các ...