Cây ăn trái >> Cây Táo

Một số thông tin về trồng Táo

Ngay từ năm đầu, việc tạo tán rất cần thiết, nếu không gốc tán biến thành bụi táo rất xấu và không có năng suất.

Cây táoI- NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA CÂY TÁO

1. Các dạng sinh sản: Có thể chia thành 3 dạng cơ bản:

a) Tế bào sinh sản (nuôi cây bằng mô nhân sinh):


b) Sinh sản bằng hạt: Chủ yếu nhằm lai tạo và chọn giống. Sau 4-5 năm, cây cho trái bói đầu tiên.

c) Nhân giống vô tính (sinh sản bằng rễ và cành):
trong sản xuất, phương pháp nhân giống này chiếm vai trò quan trọng.

2. Các phương pháp nhân giống vô tính

a) Sinh sản bằng rễ phụ của táo: Đào rễ phụ có đường kính 15 - 20mm, cắt thành đoạn 10-15cm, gây vết sẹo và đem ủ ở đất cát pha, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Chỉ trong thời gian ngắn (20 - 25 ngày) hình thành rễ cám và có mầm. Khi cây lên cao 20 - 25cm, có 2 - 3 cặp lá, dùng urê 3% tưới nhẹ dưỡng cây, sau 3 - 4 tháng, cây lên cao 50 - 60cm. Chọn loại giống thích hợp có năng suất cao và phẩm chất tốt, hợp với thị hiếu của khách hàng, ghép lên cây táo dại. Sau một năm đem ra trồng.

b) Vùi cành táo dại xuống đất: Phương pháp vùi cành nhằm tạo ra rễ phụ được tiến hành như sau: Vùi cành nằm ngang; vun đấp đất lên gốc; bó đất, phân ở nhánh phụ. Sau 1 - 2 tháng, lật đất ra kiểm tra. Nếu bộ rễ hình thành tốt thì dùng dao bén hoặc xà bách tách ra và đem giâm ở một nơi khác. Khi cây ổn định (sau 1 - 2 tháng), dùng giống tốt ghép lên và chăm sóc tương tự như ở trên.

c) Phương pháp sinh sản bằng hom: Phương pháp này tương đối khó thực hiện vì hiện nay, trong số rất nhiều giống táo khác nhau, chỉ có một số giống đặc biệt sinh sản được bằng phương pháp này.

II- KỸ THUẬT ƯƠM VÀ TẠO TÁN

Ở các nước tiên tiến, việc ươm cây và tạo tán rất được chú trọng, vì giống tốt quyết định rất lớn đến năng suất, phẩm chất của quả về sau.

1. Ươm giống

a) Chọn đất: thường nên ươm giống trên nền đất cát pha nhẹ trộn lẫn phân chuồng hoai mục. Xử lý đất bằng thuốc sâu Furadan hoặc Basudin để trừ sâu đất cắn mầm non, dùng CuSO4 để trừ mầm bệnh.

b) Chọn gốc ghép: Gốc ghép quyết định tuổi thọ của cây táo, vì vậy cần sử dụng gốc ghép bằng rễ của cây táo dại (rừng) lên mầm hoặc rễ của cây táo đã thích nghi với môi trường thiên nhiên trong vùng.

c) Chồi ghép: Chồi ghép có ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của quả về sau. Nên chọn những giống có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, màu sắc và hình dáng đẹp, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chống sâu bệnh và thích nghi với môi trường.

Sau khi chuẩn bị các bước trên, ta tiến hành ươm (xem phần phương pháp nhân giống vô tính).

2. Tạo tán: Ngay từ năm đầu, việc tạo tán rất cần thiết, nếu không gốc tán biến thành bụi táo rất xấu và không có năng suất.

Tại khu vực ươm giống, năm đầu tiên, phải uốn cành tạo được hình dáng sau:

- Hình thành trục chính;

- Cành thấp nhất cách mặt đất 1 ? 1,5m;

- Cành tạo với trục chính một góc 45 ? 60o (hình 1).

Sau một năm, vào tháng 4 hay tháng 5, khi có mưa đầu mùa, đào gốc táo trên ra trồng ở khu vực đất được chọn lọc.

III. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT, CẮT CÀNH VÀ TẠO HÌNH

1. Kỹ thuật trồng trọt

- Hố phải được đào sâu 0,75 x 0,75 x 0,75m.

- Khoảng cách trồng: 5 x 5m, 6 x 6m hoặc 7 x 7m. Nếu dùng khoảng cách
5 x 5m thì mật độ trồng trên 1 ha là 400 cây.

Phân bón: cần bón lót phân chuồng và phân lân trước khi trồng. Lượng phân chuồng tối thiểu là 40 - 50 tấn/ha.

Trên 1 ha, phân vô cơ cần bón thúc nhiều lần với lượng sau: 180kg urê, 125kg Supe lân, 240kg KCl.

* Cách trồng:
Sau khi đào gốc táo ở vườn ươm, rũ đất sạch, dùng dao lam tỉa bớt rễ phụ và tuốt bớt lá già (trong một số trường hợp, ở giai đoạn ngủ nghỉ, táo thường rụng hết lá). Sau đó, đặt cây táo ngay ở giữa hố. Trải rễ cho đều và lấp đất. Tưới nước hỗ trợ cho cây trong giai đoạn đầu.

2. Cắt tỉa và tạo hình: Cắt tỉa và tạo hình là vấn đề cần thiết với cây ăn quả. Ngay từ 300 năm trước công nguyên, nhà sinh học Hy Lạp Cheoprast đã ghi: "Cắt tỉa rất cần thiết để loại bỏ những cành khô, già cỗi, cành vô hiệu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển và khả năng hấp thu thức ăn của các cành hữu hiệu".

Ở các vùng trồng cây ăn quả của Liên Xô như  Crưm, Trung Á, đã sử dụng kỹ thuật cắt tỉa rất lâu đời. Nếu sử dụng cắt tỉa ngay từ những năm đầu tiên thì năng suất của 1 cây, sau 20 năm, đạt tới 400 - 500 kg.

Cắt tỉa nhằm mục đích:

- Tạo hình theo ý muốn;

- Rút ngắn thời gian ra hoa và hình thành quả;

- Thiết lập mô hình đúng kỹ thuật, thẩm mỹ và cho năng suất cao;

- Tạo cho cây khả năng quang hợp tốt. Hình thành chất hữu cơ nuôi cây;

- Điều khiển được tốc độ phát triển của cây và ra hoa.

Cắt tỉa và tạo hình cây táo dựa trên các quy luật sinh học sau:

- Quy luật phân nhánh nhỏ trên cành;

- Quy luật về góc độ giữa cành và trục chính;

- Quy luật về cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng;

- Quy luật ra hoa và hình thành trục chính.

Dựa trên những vấn đề cơ bản của các quy luật phát triển tự nhiên ở cây ăn quả, chúng ta cần áp dụng một số kỹ thuật chính sau đây:

Chúng ta chọn cây cà phê và cây hồng để so sánh với cây táo.

Ở góc độ 45 - 60°, việc ra hoa và kết quả dễ dàng hơn trên các nhánh (cà phê và hồng phát triển theo quy luật tự nhiên khá điển hình và mang rất nhiều tính ưu việt, ra hoa và đậu quả dễ dàng). Tất nhiên, chúng ta không loại bỏ các yếu tố về giống, đất đai, phân bón, thời tiết và sâu bệnh.

Đối với cây hồng, khả năng phát triển rất mạnh, thân và lá nhiều, trọng lượng của lá nặng hơn trọng lượng của nhánh nên cành bị trọng lượng của lá kéo xuống tạo thành góc 45 - 60° so với trục chính, vì vậy hoa và quả trên cành ít bị rụng.

Đối với cây táo, nếu ta để nó phát triển tự nhiên, không cần đến tác động cơ học của con người, thì rõ ràng nó rất dễ dàng biến thành bụi táo (hình 2). Trên các cây táo này, góc độ của nhánh có số đo khác nhau nhưng không quá 45°, do đó các cành cho quả vô tình biến thành các cành vượt (giống ở cây cà phê), trên đầu cành chỉ có vài hoa lưa thưa.

Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta nên áp dụng nhiều biện pháp liên hoàn từ gốc ghép, cành ghép, cành nhánh và tạo hình.

Sau khi ghép song, cần tạo hình ngay ở vườn ươm. Khi cây táo được hình dáng tốt, ta đem ra trồng và sau đó, uốn cành tạo hình theo hình 3. Chú ý cắt cành vượt, cành vô hiệu, các cành khô và già cỗi, cắt cho thoáng, tạo góc độ cho cây dễ quang hợp.

Theo sinh.hnue.edu.vn

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây táo T5

Khi trồng cây táo T5 bà con chú ý cắt tỉa cành, làm cỏ dại để phòng ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo tím

Giống táo màu tím được biết đến với cái tên khoa học là Billardiera longiflora. Năm 1805 ...

Kỹ thuật nhân giống táo

Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc ...

Táo tây

Táo tây, còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme) là một loại trái cây ...

Bệnh ghẻ trên táo

Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan ...

Cây Táo

Cây Táo, tiếng anh là Apple, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới thuộc họ ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo đúng cách

Táo là cây dễ trồng, thích hợp cho mọi loại đất. Năng suất cao và ổn định, ...

Cách trồng và chăm sóc cây táo đại

Không chỉ có kích thước quả to gấp 2-3 lần quả táo ta thường thấy. Giống táo ...

Cách trồng chăm sóc giống táo thái lan

Táo thái lan không chỉ có vẻ ngoài to và đẹp hơn các giống táo thồng thường ...

Phòng trừ ruồi đục trên cây táo trái vụ

Táo là cây trồng cho thu nhập khá và có thị trường tiêu thị ổn định. Song ...

Bả diệt ruồi chữa bệnh cho táo

Nhằm giảm bớt những thiệt hại do ruồi đục trái gây ra, giảm chi phí do sử ...

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Táo T5

Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống táo T5

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và ...

Cách dùng cây táo chua chữa bệnh

Cây táo ta, hay còn gọi là táo chua -Ziziphus mauritiana Lamk. được trồng ở hầu hết ...

Táo mèo chữa đầy bụng

Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có ...

Khắc phục tình trạng táo rụng quả, táo thối quả

Hiện đang là thời điểm chăm sóc và thu hoạch táo ta đầu vụ. Tại nhiều vùng ...

Phòng trừ sâu bệnh cho táo

Muốn hạn chế bệnh phát triển, cần lưu ý thời kỳ táo có quả nên thường xuyên ...

Cây táo Tàu

Cây táo tây có nguồn gốc ở Trung Á. Hiện nay táo tây được trồng phổ biến ...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây đỏ

Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-32 độ ...

10 công dụng bất ngờ của quả táo ta

Táo đang rộ vào mùa nên những ngày này, đi đường hay ra chợ chúng ta không ...

Mô hình trồng táo Thái lan cho hiệu quả ...

Giống Táo Thái Lan rất thích hợp nhiều loại đất, đặt biệt điều kiện thổ nhưỡng đất ...

Kỹ thuật trồng cây táo

Táo là cây ưa sáng, không chịu rậm. Có thể trồng trên nhiều lọai đất khác nhau ...

Kỹ thuật trồng Táo ghép

Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam ...

Kỹ thuật trồng va chăm sóc cây táo

Cây táo tây có nguồn gốc ở Trung Á, hiện vẫn còn loài táo dại tổ tiên ...

Kỹ thuật trồng cây táo

Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng ...

Kỹ thuật trồng và đốn táo ta

Táo ta là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo

Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều ...

Chăm sóc cây táo giai đoạn ra hoa và ...

Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ ...

Táo đào vàng

Giống táo Đào vàng được chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến consisin lên đỉnh sinh ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản