Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép.
1/ Đặc tính: Táo (táo ta, táo gai) có tên khoa học (Ziziphus mauritiana), là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai. Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-32oC, cần nhiều ánh sáng. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chăn gió.
2/ Giống: Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên.
Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép. Hạt trước khi gieo nên đập loại bỏ vỏ rắn ở ngoài để mau nẩy mầm. Gieo hạt vào bầu ny lon, sau khoảng 6 tháng là cây có thể ghép được. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu sản xuất nhiều có thể trồng riêng một vườn táo để lấy mắt ghép. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Chỉ cần trên cành ghép có một mắt với một lá là ghép được với một bầu gốc ghép, vì vậy 1 cành ghép có thể buộc nhiều gốc ghép. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng, cộng lại từ khi gieo hạt đến khi trồng chỉ 5-6 tháng. Phải chăm sóc tốt cây ghép trước khi trồng.
3/ Cách trồng: Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.
Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi bột và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.
4/ Chăm sóc: Sau khi trồng tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ rác để giữ ẩm và chú ý tưới nước đều. Hàng tuần theo dõi ngắt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và DAP. Lượng phân NPK 16-16-8 bón mỗi lần từ 0,2-1kg tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.
Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.
Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát. Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:
+ Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
+ Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
5/ Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus): Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, nếu nhiều thì phun các thuốc Fastac, Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
- Sâu cuốn lá (Archips micaceana): Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun các thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..
- Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis): Dòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol (Vizubon-D). Có thể tự làm bẫy bã ruồi bằng dùng một miếng quả chín (cam, quít, dứa, táoooo.), có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cây. Khi quả đã già sắp chín phun ngừa bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
- Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin-MMMM..
- Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc gốc đồng, hỗn hợp lưu huỳnh + vôi, Zineb, Carbenzim, Rovrallll..
Ngoài ra còn có các loại sâu bệnh khác như: bọ cánh cứng ăn lá, sâu ăn hoa, sâu đục quả, bệnh khô cành, bệnh thối quả, bệnh sùi gốc do vi khuẩn.
Phạm Dũng - Trạm KN huyện Ninh Phước
Khi trồng cây táo T5 bà con chú ý cắt tỉa cành, làm cỏ dại để phòng ...
Giống táo màu tím được biết đến với cái tên khoa học là Billardiera longiflora. Năm 1805 ...
Cần tiến hành thường xuyên các khâu xới đất, trừ cỏ, dựng cây đổ, cắt mầm gốc ...
Táo tây, còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme) là một loại trái cây ...
Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan ...
Cây Táo, tiếng anh là Apple, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới thuộc họ ...
Táo là cây dễ trồng, thích hợp cho mọi loại đất. Năng suất cao và ổn định, ...
Không chỉ có kích thước quả to gấp 2-3 lần quả táo ta thường thấy. Giống táo ...
Táo thái lan không chỉ có vẻ ngoài to và đẹp hơn các giống táo thồng thường ...
Táo là cây trồng cho thu nhập khá và có thị trường tiêu thị ổn định. Song ...
Nhằm giảm bớt những thiệt hại do ruồi đục trái gây ra, giảm chi phí do sử ...
Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp ...
Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và ...
Cây táo ta, hay còn gọi là táo chua -Ziziphus mauritiana Lamk. được trồng ở hầu hết ...
Đông y cho rằng, quả táo mèo có vị chua chát, hơi ngọt, tính hơi ấm, có ...
Hiện đang là thời điểm chăm sóc và thu hoạch táo ta đầu vụ. Tại nhiều vùng ...
Muốn hạn chế bệnh phát triển, cần lưu ý thời kỳ táo có quả nên thường xuyên ...
Ngay từ năm đầu, việc tạo tán rất cần thiết, nếu không gốc tán biến thành bụi ...
Cây táo tây có nguồn gốc ở Trung Á. Hiện nay táo tây được trồng phổ biến ...
Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-32 độ ...
Táo đang rộ vào mùa nên những ngày này, đi đường hay ra chợ chúng ta không ...
Giống Táo Thái Lan rất thích hợp nhiều loại đất, đặt biệt điều kiện thổ nhưỡng đất ...
Táo là cây ưa sáng, không chịu rậm. Có thể trồng trên nhiều lọai đất khác nhau ...
Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam ...
Cây táo tây có nguồn gốc ở Trung Á, hiện vẫn còn loài táo dại tổ tiên ...
Táo ta là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm ...
Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều ...
Táo là cây cần nhiều nước, nhất là giai đoạn trái đang phát triển. Nếu không đủ ...
Giống táo Đào vàng được chọn tạo bằng phương pháp gây đột biến consisin lên đỉnh sinh ...