Cây ăn quả >> Cây Mận

Đốn tỉa đào và mận

Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành trên cây to, khỏe và thoáng, cành phân bố đều các phía. Loại bỏ những cành bụi, nhất là những cành ở phía dưới. Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng cây hoặc trong năm thứ nhất.

Đốn tỉa mận đào nhằm các mục tiêu sau:

Giống mận tam hoa- Tạo khung tán thích hợp cho cây ra hoa và đậu quả (đốn tạo hình).

- Giúp cho hoa ra quả đều, năng suất và chất lượng quả ổn định ở thời kỳ kinh doanh (đốn tạo quả).

- Tỉa quả nhằm loại bỏ bớt quả sâu, nhỏ, quá nhiều để những quả còn lại phát triển tốt, chất lượng cao.

Đốn tạo hình:


Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành trên cây to, khỏe và thoáng, cành phân bố đều các phía. Loại bỏ những cành bụi, nhất là những cành ở phía dưới. Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng cây hoặc trong năm thứ nhất.

- Khi trồng, cắt ngọn thân chính ở độ cao 50 cm.

- Trong quá trình sinh trưởng, cắt bỏ những mầm không cần thiết, chỉ để lại từ 3-4 mầm, phân bổ đều ở các phía và ở những độ cao khác nhau, những mầm này sẽ phát triển thành những cành khoẻ.

Đốn tạo quả:

Đối với những cây quả hạch nhân (mận, mơ, đào), chỉ những cành 1 năm tuổi cho quả và chỉ cho quả một lần. Do đó, cần tiến hành đốn cành để tạo ra những cành mới cho quả, thay thế những cành trước không còn khả năng cho quả nữa.

Thông thường cần tiến hành đốn cây làm 2 lần:

Đốn vào mùa Hè (sau khi thu hoạch): Loại bỏ những cành đã cho quả, cắt bỏ phần cành ngay phía trên mắt mầm và cắt bỏ những cành mọc thẳng ở giữa thân cây để cho cây thông thoáng, đặc biệt là tạo điều kiện cho những mầm mới mọc có thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng phân hoá mầm hoa trước mùa Đông. Chú ý không nên đốn quá đau, sẽ làm cho cây bị tổn thương và suy yếu.

Đốn vào mùa Đông (trước mùa ra hoa): nhằm loại bỏ những cành vô hiệu (cành mọc chụm vào phía trong tán cây), hoặc những cành quá yếu, chỉ giữ lại những cành 1 năm, cách nhau khoảng 30 cm.

Tỉa quả:

Loại bỏ một phần quả ngay từ khi chúng bắt đầu lớn để những quả giữ lại phát triển tốt, kích thước quả to hơn, chất lượng cao hơn, giá bán cao hơn. Việc tỉa quả buộc phải tiến hành bằng tay.

Nguồn: Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một số cây ăn quả vùng núi phía Bắc

Nhân giống cây mận

Hiện nay có 4 phương pháp nhân giống mận đang được áp dụng: trồng từ hạt, bấm ...

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Mơ

Đối với cây mơ thì nhân giống bằng phương pháp ghép là tốt nhất.

Giống mận và phương pháp nhân giống

Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, ...

Sâu đục trái mận và biện pháp phòng trừ

Loại màu hồng là sâu đục trái mận. Sâu này có thể gây hại quanh năm, nhưng ...

Thuốc hay từ cây mận

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa ...

Chăm sóc cây mận bắc ra nhiều trái

Mận bắc hay còn gọi mận là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại ...

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Mận

Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn quả nếu được trồng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật mận ...

Kỹ thuật trồng mơ

Nếu mơ ghép, hoặc trồng bằng hạt trong v­ườn ­ương khi ra ngôi có thể đánh bầu ...

Phương pháp trồng mận

Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. ...

Phương pháp trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta đây ...

Chăm sóc và trồng Mận

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản