Cây ăn quả >> Cây Mận

Nhân giống cây mận

Hiện nay có 4 phương pháp nhân giống mận đang được áp dụng: trồng từ hạt, bấm rễ mầm, ghép và chiết cành. Tùy điều kiện sản xuất, có thể lựa chon 1 trong 4 phương pháp sau

I. Giới thiệu đặc điểm sinh học của các giống mận:

Nhân giống cây mận- Mận Tam Hoa là giống  cây  ăn quả  ôn đới Trung Quốc, được đưa vào Việt Nam năm 1972, trồng thử nghiệm thành công, sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự  nhiên tại Bắc Hà. Giống có tên là Tam Hoa do mỗi chùm có “3 bông hoa”. Mận Tam Hoa khi chín vỏ quả  có màu tím xanh, ruột màu  tím đậm, mềm, vị ngọt đậm.

- Mận Hậu Bắc Hà là giống mận địa phương. Khác với những giống mận khác, mận Hậu Bắc Hà khi chín ít biến đổi màu vỏ ngoài, được thu hái khi quả chuyển màu xanh vàng nhạt, ruột trong vàng, róc hạt, vị ngọt đậm, thơm mát.

- Mận Tả Van là giống mận địa phương được đồng bào dân tộc H’Mông trồng tại các xã vùng cao huyện Bắc Hà. Mận Tả Van quả bé như quả mơ, khi chín chuyển màu  đỏ  rực, phủ phấn trắng bên ngoài, ruột  đỏ  thẫm, có vị  ngọt pha lẫn vị  chua tự nhiên.

- Mận Tả Hoàng Ly là một trong những giống mận nổi tiếng của đồng bào dân tộc H’Mông, được trồng chủ yếu ở xã Tả Văn Chư. Mận khi chín quả to hơn mận Tam Hoa, có màu vàng nhạt, thịt quả vàng trong, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng.
 
II. Nhân giống:

Hiện nay có 4 phương pháp nhân giống mận đang được áp dụng: trồng từ hạt, bấm rễ mầm, ghép và chiết cành. Tùy điều kiện sản xuất, có thể lựa chon 1 trong 4 phương pháp sau:

1. Nhân giống bằng hạt:

a. Đặc điểm:

- Đơn giản, dễ thực hiện, sản xuất cây con với số lượng lớn. Cây có bộ rễ thực sinh khỏe mạnh, khả năng chịu hạn cao.

- Thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài, sau trồng từ 5 - 7 năm mới cho quả. Không phù hợp với sản xuất hàng hóa.

b. Kỹ thuật:

- Nguồn giống: Trên những cây mận năng suất cao, ổn định; chọn những quả to, không sâu bệnh. Quả được ủ mềm, xát rửa sạch thịt và vỏ quả, thu hạt, hong khô ở nơi râm mát hoặc ủ trong cát sạch ẩm.

- Chuẩn bị bầu: Chọn túi nilon kích thước 17 x 22 cm, đáy túi đục 8 - 10 lỗ nhỏ để thoát nước. Mỗi bầu chứa 1,5 kg đất mặt (tơi xốp, không lẫn tạp chất) trộn lẫn 0,2 kg phân chuồng hoai mục và 8 gram supe lân. [1.500 kg đất mặt + 200 kg phân chuồng hoai mục + 8 kg supe lân]/1.000 túi bầu

- Xử lý hạt giống: Với hạt khô, trước khi gieo, ngâm hạt trong nước sạch 4 - 5 ngày, thay nước mỗi ngày 1 lần. Với hạt bảo quản trong cát ẩm có thể trồng ngay.

- Cách trồng: Mỗi túi bầu gieo 1 hạt, lấp đất mỏng 2 - 3 cm, tưới đẫm.

- Chăm sóc cây con: Xếp các túi bầu thành luống dài, bề ngang luống 1-1,2m, luống cách nhau 40-50cm để đi lại chăm sóc thuận tiện. Nên chọn nơi cao, kín gió, gần nguồn nước tưới để xếp các túi bầu. Nếu nắng hạn cần tưới hằng ngày. Hạt sẽ mọc sau 20-30 ngày, sau 1 tháng nên tưới nước phân pha loãng. Khi cây con cao 60-70cm thì đem trồng.

- Thời vụ trồng: Từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.

2. Nhân giống từ rễ mầm:

a. Đặc điểm:

- Đơn giản, dễ làm.

- Sản xuất cây con số  lượng nhỏ, không đồng đều, thời gian  sinh  trưởng kéo dài, lâu cho quả; gây tổn thương cho cây mẹ. Chỉ áp dụng trong điều kiện vườn hộ với diện tích nhỏ.

b. Kỹ thuật:

- Bấm rễ: Chọn ngày trời khô mát, dùng dao sạch, cắt đứt một số  rễ  to bằng chiếc đũa, cách gốc 60 – 80 cm; bật đầu rễ đã cắt tới lên khỏi mặt đất. Sau vài tuần chồi sẽ mọc thành cây con, lúc này cần bón phân và lấp  đất  để mầm rễ mọc tự  do thành cây con.

- Chuẩn bị sọt giâm: Trộn đất màu với supe lân và phân chuồng hoai mục (tỷ lệ như túi bầu), đựng trong sọt tre có đường kính 15 – 18 cm.

- Tách cây con: Khi cây cao từ 20 – 25 cm thì bứng kèm theo 1 đoạn rễ của cây mẹ, giâm vào sọt tre, chèn chặt đất, tưới đẫm nước. Sọt giâm cây con được đặt ở nơi râm mát, có giàn che, tưới nước đủ ẩm hang ngày. Mỗi tuần tưới phân pha loãng 1 lần. Cây cao 80 – 90 cm thì đem trồng.

- Thời gian bấm rễ: tháng 2, 3.

3. Nhân giống bằng phương pháp ghép:

a. Đặc điểm:

- Sản xuất cây con số  lượng lớn, đồng đều về chất  lượng, nhanh cho quả. Cây chịu nóng tốt hơn và cho năng suất cao hơn so với cây chiết.
 
- Kỹ thuật sản xuất phức tạp. Cây có tuổi thọ ngắn, không chịu được đất trũng hoặc đất thịt nặng.

b. Kỹ thuật:

* Sản xuất gốc ghép:


- Nguồn hạt giống: mận, đào,  lê dại, cây chua chát hoặc một số cây thuộc họ hoa hồng.

- Ương  cây  con: Hạt giống  được lấy từ  những cây khỏe mạnh, quả  to, sạch bệnh. Thông  thường, quả được ủ mềm, xát sạch vỏ và thịt quả. Hạt được phơi  trong bóng râm, ủ  trong cát ẩm từ 4 – 5 tháng. Trong thời gian ủ không tủ rác, không  tưới quá ẩm. Khi hạt nứt nanh, nhú mầm từ 1 – 3mm, chọn mầm khỏe mạnh chuyển sang trồng trong bầu.

- Chuẩn bị bầu: Chọn túi nilon kích thước 17 x 22 cm, đáy túi đục 8 – 10 lỗ nhỏ để thoát nước. Mỗi bầu chứa 1,5 kg đất mặt (tơi xốp, không lẫn tạp chất) trộn lẫn 0,2 kg phân chuồng hoai mục và 8 gram supe lân. [1.500 kg đất mặt + 200 kg phân chuồng hoai mục + 8 kg supe lân]/1.000 túi bầu

- Cách trồng: Mỗi túi bầu trồng 1 hạt. Dùng que chọc lỗ giữa bầu, thả hạt vào, lấp đất, tưới đẫm nước.

- Chăm  sóc  cây  con: Xếp các túi thành luống bề ngang từ 1,0 – 1,2 m, hang cách hang từ 40 – 50 cm để  tiện chăm sóc. Kiểm tra bầu  thường xuyên, đảm bảo độ ẩm, phòng trừ kiến, mối. Sau 20 – 30 ngày khi cây mọc lên khỏi mặt đất, có thể tưới phân pha loãng 1 tuần 1 lần. Sau 6 - 8 tháng, cây cao 35 – 40 cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8 cm có thể đem ghép.

- Thời vụ trồng: ủ hạt từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép từ tháng 12 đến tháng 1, ghép mắt vào tháng 7, 8, 9.

* Chuẩn bị mắt ghép:

Mắt ghép được lấy từ những cây mận giống tốt, phẩm vị thơm ngon, năng suất cao ổn định. Cắt những cành một tuổi, vỏ đang  chuyển từ xanh sang nâu (bánh tẻ), đường kính gốc cành 0,5  –  0,8 cm, thẳng, không có cành  phụ. Cắt cành xong phải ghép ngay.

* Kỹ thuật ghép: Có 3 phương pháp ghép mắt mận.

- Ghép  chữ T: Từ  cành ghép, dùng dao  sắc  cắt  lấy mắt ghép ở nách  lá  (mầm ngủ). Trên thân cây gốc ghép, cách gốc 20 - 25 cm, rạch 2 đường trên vỏ hình chữ T, tách vỏ và nhanh chóng đặt, đẩy mắt ghép vào rồi buộc bằng dây nilông cho chặt.

- Ghép mắt nhỏ có gỗ: Từ cành ghép, cắt lấy mắt ghép với 1 phần gỗ bằng nửa hạt đỗ xanh. Trên thân cây gốc ghép cách gốc 20 - 25 cm, cắt một vết cả vỏ và gỗ vừa bằng mắt ghép nói trên rồi đặt vào đó mắt ghép và dùng dây nilông cuốn chặt. Chú ý: kích cỡ mắt ghép và vết cắt trên gốc ghép càng khít nhau thì khả năng sống của mắt ghép càng đảm bảo.

- Ghép áp ngọn cành: Chọn cành ghép có đường kính bằng thân cây gốc ghép; cắt cành ghép thành các đoạn có độ dài 5 - 6 cm gồm 2 - 3 mắt, cắt vát độ dài 2 - 3 cm và ở phần gốc ghép cách mặt đất 15 - 20 cm cũng cắt vát một phần vỏ và gỗ, vẫn giữ lại phần ngọn cây gốc ghép, áp sát cành ghép vào đó rồi dùng dây nilông quấn chặt.
 
Sau khi ghép được 10 - 15 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì mở dây buộc và sau 3  - 5 ngày, cắt ngọn gốc ghép  ở đoạn cách mắt ghép 5 cm để mắt ghép nảy mầm. Sau 10 - 15 ngày mầm ghép sẽ mọc và khi cao 30 cm thì bấm ngọn, chuẩn bị tạo tán cây con. Khi cây con đạt tiêu chuẩn đem trồng.

4. Chiết cành:

a. Đặc điểm:

- Cây nhanh cho quả.

- Số lượng cây con ít, tuổi thọ cây ngắn.

b. Kỹ thuật:

- Chuẩn bị bầu chiết: Đất bùn hoặc đất vườn phơi khô, đập vụn trộn với rơm rạ, rễ bèo tây, mùn cưa hoặc trấu bổi (tỷ lệ 2:1); cho nước đủ ẩm 70%.

- Kỹ  thuật chiết: Chọn cây giống tốt cho năng suất cao ổn định, có phẩm chất tốt, chọn các cành ở bìa tán, cấp 3 - 4, đường kính gốc cành 0,8 cm, dài 50 - 60 cm, có 6 - 8 tháng tuổi, không sâu bệnh. Chọn ngày khô mát, dùng dao sắc cắt khoanh nhỏ, cạo sạch  tượng tầng, tiến hành bó bầu ngay. Trước khi bó bầu nên bôi dung dịch a - NAA hoặc IMA pha thật loãng 0.2 - 0,4% dùng bông nhúng vào dung dịch rồi bôi vào vết cắt khoanh vỏ để mận ra rễ. Bó bầu có trọng  lượng 150  - 300g, đường kính chỗ phình to 6- 8cm, bầu dài 10  - 12 cm. Bọc bầu chiết bằng nilông trong mờ để có thể nhìn thấy rễ cây phát triển.

- Chăm sóc: Sau 1,5 - 2 tháng, nếu thấy có nhiều rễ  thì có thể cắt cành đem giâm ở vườn ươm, chăm sóc 2 - 3 tháng cho cây phát triển đem ra trồng.

- Thời gian chiết: tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8.

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Mơ

Đối với cây mơ thì nhân giống bằng phương pháp ghép là tốt nhất.

Giống mận và phương pháp nhân giống

Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, ...

Sâu đục trái mận và biện pháp phòng trừ

Loại màu hồng là sâu đục trái mận. Sâu này có thể gây hại quanh năm, nhưng ...

Thuốc hay từ cây mận

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa ...

Chăm sóc cây mận bắc ra nhiều trái

Mận bắc hay còn gọi mận là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại ...

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Mận

Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn quả nếu được trồng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật mận ...

Đốn tỉa đào và mận

Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành trên cây to, ...

Kỹ thuật trồng mơ

Nếu mơ ghép, hoặc trồng bằng hạt trong v­ườn ­ương khi ra ngôi có thể đánh bầu ...

Phương pháp trồng mận

Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. ...

Phương pháp trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta đây ...

Chăm sóc và trồng Mận

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản