Cây ăn quả >> Cây Mận

Chăm sóc cây mận bắc ra nhiều trái

Mận bắc hay còn gọi mận là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam vàTrung Quốc thuộc Chi Mận mơ. Cùng tìm hiểu tác dụng của mận bắc và phương pháp trồng mận sao cho ra nhiều trái nhé

Chăm sóc cây mận ra nhiều tráiTác dụng của trái mận bắc: Trái mận tuy nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, phải kể đến là kali, sắt, magiê, vitamin A, vitamin nhóm B như vitamin B2, vitamin C, vitamin K. Mận cũng chứa lượng chất xơ đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Một quả mận chín chứa tới 11% vitamin A, 26% vitamin C và 13% vitamin K.

Cây mận có thể cao đến 10 mét, và có chồi màu nâu đỏ. Các lá dài từ 6–12 cm và rộng 2,5–5 cm, cạnh lá có rặng cưa. Những bông hoa xuất hiện vào đầu xuân, có đường kính 2 cm với năm cánh hoa màu trắng.

Quả mận là loại quả hạch có đường kính 4–7 cm và có thịt màu hồng-vàng, quả có thể được thu hoạch vào mùa hè. Khi chín, có thể ăn sống quả.

Kỹ thuật chăm sóc mận bắc:

Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất phù hợp cho cây mận, có tầng dầy trên 50 cm, tơi xốp có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng dễ thoát nước. Chú ý nên bố trí khoảng 10% số cây mận khác giống, trồng rải trên vườn để tăng khả năng thụ phấn cho mận, tăng năng suất quả. Hố trồng được đào theo kích thước 60cm x 60cm x 60cm hoặc 50cm x 60cm x 70cm, khoảng cách 4m x 4m, mật độ 625 cây/ha. Sau khi đào hố, bón lót mỗi hố 20 – 25kg phân chuồng hoai, 0,2kg phân lân nung chảy, 0,1kg sufat kali và 0,3kg vôi bột. Tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp đầy hố để 1 tháng sau mới trồng.

Bón phân: Cây mận dưới 4 năm tuổi mỗi năm bón 2 lần vào đầu và giữa năm. Số lượng phân cho mỗi cây lần thứ nhất bón: 15kg phân hữu cơ + 0,4kg super lân + 0,2kg cloruakali + 0,2kg urê. Lần thứ 2 bón: 0,1kg cloruakali + 0,3kg urê. Đối với vườn mận từ 4 – 10 năm thì mỗi năm bón 3 lần: Tháng 2 -3, tháng 6 -7 và tháng 11 – 12.

Lượng phân bón cho mỗi cây như sau: Đầu năm: 0,4kg urê + 0,2kg cloruakali để cây nuôi lộc, hoa và quả. Giữa năm: 0,4kg urê + 0,25kg cloruakali để cây hồi sức sau thu hoạch quả. Cuối năm: 20 – 30kg phân chuồng, 0,7kg super lân và 1,5kg cloruakali giúp cây chuẩn bị ra hoa. Đối với mận hơn 10 tuổi thì mỗi năm cũng bón 3 lần với lượng phân tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi tuỳ thực trạng của vườn mận.

Chúc bạn thành công!

Nhân giống cây mận

Hiện nay có 4 phương pháp nhân giống mận đang được áp dụng: trồng từ hạt, bấm ...

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Mơ

Đối với cây mơ thì nhân giống bằng phương pháp ghép là tốt nhất.

Giống mận và phương pháp nhân giống

Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, ...

Sâu đục trái mận và biện pháp phòng trừ

Loại màu hồng là sâu đục trái mận. Sâu này có thể gây hại quanh năm, nhưng ...

Thuốc hay từ cây mận

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận Tam Hoa

Mận Tam Hoa thuộc họ hoa hồng là loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa ...

Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây Mận

Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn quả nếu được trồng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật mận ...

Đốn tỉa đào và mận

Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, các cành trên cây to, ...

Kỹ thuật trồng mơ

Nếu mơ ghép, hoặc trồng bằng hạt trong v­ườn ­ương khi ra ngôi có thể đánh bầu ...

Phương pháp trồng mận

Trồng mận vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. ...

Phương pháp trồng và chăm sóc cây mận

Mận là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta đây ...

Chăm sóc và trồng Mận

Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản