Cây rau gia vị >> Cây Gừng, Nghệ, Riềng

Bài thuốc từ củ riềng

Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn.

1. Công dụng đa dạng

Củ riềng chữa bệnhRiềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương. Cái tên cao lương khương có nghĩa là gừng (Khương) mọc ở đất Cao Lương mà thành tên. Người ta kinh doanh riềng qua các nước ở phía Đông và đến tận Bắc châu Âu từ thế kỷ thứ 12. Cũng có người cho rằng, tên của nó xuất xứ từ tiếng Ả Rập sau đó được đổi tên thành riềng, có nghĩa là gừng cay nhẹ và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ở dạng tươi sống, riềng có mùi hương gần giống như gừng, nhưng không cay nồng như gừng. Riềng là vị thuốc phổ biến thường dùng trong dân gian, sau khi đã loại bỏ phần rễ, lá, thân của cây thì được rửa sạch, cắt lát phơi khô. Một số nơi, người ta dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2 – 3cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ. Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, nó cũng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày. Riềng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như: ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.

Ngoài ra, riềng có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu.

2. Bài thuốc thường sử dụng

Riềng tẩm rượu, sấy khô, rồi tán nhỏ và trộn đều uống chữa đau dạ dày, nhất là khi bệnh đã thành mạn tính. Củ riềng già, chuối xanh và một ít vôi bột cũng là bài thuốc trị hắc lào công hiệu. Khi kết hợp với một số thảo mộc khác như: trần bì, sa nhân, đại táo, quế, nụ sim, thanh bì, bột thảo quả… cũng là những bài thuốc phổ biến trong dân gian.

2.1 Trị đau bụng do hàn, nôn ra nước trong, đau bụng do sa đì (sán khí)

- Lương phụ hoàn: cao lương khương, hương phụ lượng bằng nhau, tán bột mịn gia nước gừng, cho tí muối làm thành hoàn, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 2 – 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng hàn.

- Cao lương khương 10g, ngũ linh chi 6g, tán bột mịn trộn đều uống. Trị đau lóet dạ dày tá tràng. Trường hợp xuất huyết không dùng.

- Cao lương khương thang: cao lương khương 6g, hậu phác 10g, đương quy 10g, quế tâm 4g, sinh khương 10g, sắc nước uống. Trị đau bụng ngực, đau bụng quặn do cảm lạnh.

2.2 Trị nôn ói do vị hàn

- Cao lương khương 10g sao qua tán bột mịn, uống với nước ấm.

Cao lương khương 8g, đại táo 1 quả sắc với 300ml nước còn 1/3 chia uống trong ngày.

Cao lương khương, bạch linh, đảng sâm đều 10g, sắc uống trị chứng nôn hư hàn.

Liều lượng dùng và chú ý: liều thường dùng: uống 3 – 10g.

Không dùng đối với chứng nhiệt thịnh, âm hư. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Vị hỏa sinh nôn, thương thử hoắc loạn, tiêu chảy hỏa nhiệt tâm hư gây đau, kị dùng”./.

Theo SKĐS

Kỹ thuật trồng nghệ năng suất cao

Trồng nghệ vốn dĩ không khó song trồng nghệ cho năng suất cao thì lại là vấn ...

Cách phòng trị bệnh thối củ gừng

Gừng là lọai cây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, dùng làm gia vị cho ...

Một số bệnh thường gặp trên cây gừng

Dưới đây là một bệnh thường gặp trên cây gừng, nông dân và quý đồng nghiệp có ...

Diệt trừ bọ hung nhỏ hại gừng

Nguyên nhân bọ hung phá hại củ giống là vì lúc này là do trời nắng nóng ...

Cây Gừng – hướng trồng trọt hiệu quả

Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt ...

Những điều nên biết về củ gừng

Gừng là một loại gia vị phố biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Lá gừng ...

Hướng dẫn cách trồng gừng tại nhà

Gừng là một trong những gia vị thông dụng trong các món ăn Việt Nam, ngoài ra ...

Cách ủ gừng giống trước khi trồng

Thời gian ủ gừng khoảng 15-20 ngày. Không được quá khô hay quá ướt. Nếu quá khô, ...

Trồng gừng đạt năng suất cao

Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine ...

Các bệnh không nên dùng gừng

Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có ...

Nghệ ngăn chặn ung thư đại tràng di căn

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Arizona được công bố trên tạp ...

Một số tác dụng của nghệ đen

Theo Đông y, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành ...

Uống nghệ mật ong vừa an thần lại lành ...

Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm ...

Củ gừng chữa được rất nhiều bệnh

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số ...

Trồng gừng trong bao tải - bao gai

Ở nước ta, gừng được trồng phổ biến trong các hộ gia đình với qui mô nhỏ, ...

Kỹ thuật trồng gừng hiệu quả

Hiện nay gừng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và đã có một số công ...

Kỹ thuật trồng Gừng

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ...

Gừng rất tốt nhưng sử dụng phải đúng cách

Từ xưa, gừng được biết đến không chỉ như một trong các loại thực phẩm gia vị, ...

Các tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ

Mặc dù nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng ...

Kỹ thuật trồng gừng cho năng suất cao

Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, ...

Thảo dược cho mùa lạnh

Tinh dầu có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giúp khí huyết lưu thông, một số ...

Tác dụng của rượu gừng và cách ngâm

Rượu gừng có công dụng tuyệt vời trong điều trị cảm, đau khớp và còn sử dụng ...

Bài thuốc từ cây gừng

Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi ...

Công dụng của trà gừng

Uống trà gừng có thể giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản