Cây ăn trái >> Hồng Xiêm - Sa pô chê - Lồng Mứt

Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

Sa pô chê là trái cây quen thuộc, nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng làm thuốc của loại quả này.

Trái sa pô chê nhiều dưỡng chấtTheo phân tích của các nhà khoa học, trong 100 g quả sa pô chê chín có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: calo 83 mg, đạm 0.44 g, chất béo 1.10 g, chất xơ 1.40 g, canxi 21 mg, sắt 0.80 mg, phốt pho 12 mg, potassium 193 mg, sodium 12 mg, beta carotene (A) 60 IU, riboflavin (B2) 0.020 mg, niacin (B3) 0.200 mg, pantothenic acid (B5) 0.252 mg, pyridoxine (B6) 0.037 mg, ascorbic acid (C) 14.7 mg.

Với những dưỡng chất dồi dào như vậy, quả sa pô chê có thể mang lại một số lợi ích sau:

Cung cấp năng lượng tự nhiên vì sa pô chê chứa nhiều đường fructose và sucrose rất tốt cho sức khỏe.

• Tuy dân gian cho rằng trái sa pô chê có thể gây táo bón, thế nhưng, theo nghiên cứu, loại quả này là nguồn phong phú chất xơ, giúp trị táo bón. Chất xơ trong quả sa pô chê còn có tác dụng bảo vệ màng nhầy của ruột khỏi các chất độc hại gây ung thư.

• Nhờ có đặc tính chống sưng viêm nên ăn quả sa pô chê có thể giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột và viêm dạ dày.

• Quả sa pô chê chín chứa nhiều khoáng chất như sắt, kali, đồng và vitamin A, vitamin C cùng nhiều chất khác như niacin và folate…có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời còn giúp tóc và làn da khỏe mạnh.

• Quả sa pô chê còn chứa tannin, một loại hợp chất poly phenolic có tác dụng kháng khuẩn, chống vi trùng rất tốt.

• Vỏ cây và quả sa pô chê xanh sắc nước uống có thể dùng trị tiêu chảy, kiết lị và bệnh phổi.

• Hạt sa pô chê có thể được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm sốt. Bạn chỉ cần lấy 6 hạt sa pô chê đem nghiền thành bột, pha nước chín uống . Bên cạnh đó, hạt sa pô chê giã nát đắp vào vết thương có thể trị vết cắn do côn trùng đốt. Nước sắc hạt sa pô chê còn được dùng làm thuốc gây giảm đau và giúp thoát mồ hôi.

• Ngoài ra, quả sa pô chê có thể kết hợp với một số loại trái cây khác tạo thành nước sinh tố giải khát thơm ngon và bổ dưỡng. Bạn có thể kết hợp sa pô chê với sữa tươi, đường và đá bào xay nhuyễn là có được món thức uống hấp dẫn.

Theo ĐÌNH HUỆ/PNO

Giống và nhân giống hồng xiêm

Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho xa - bô là chiết và tháp. Phương ...

Phòng trừ sâu bệnh hại hồng xiêm

Cây hồng xiêm hay Sapochê là loại cây khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên không ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm ...

Là giống cây có nguồn gốc từ Thái Lan. Hồng xiêm ruột đỏ cho chất lượng quả ...

Cách chiết Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền ...

Muốn đào thải sỏi thận, đừng quên sử dụng ...

Uống nước hạt hồng xiêm nghiền hàng ngày giúp loại bỏ những viên sỏi thận cứng đầu.

Cách diệt sâu đục cành hồng xiêm - Sapô

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng ...

Cây hồng xiêm - Sa pô chê - Lồng mức

Hồng xiêm có nguồn gốc ở Trung Mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies, và hiện nay ...

Bón phân cho hồng xiêm

Rễ cây hồng xiêm thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. ...

Vị thuốc quý từ quả hồng xiêm

Hồng xiêm còn gọi là Sapôchê, một loại trái cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ...

Cách dấm quả Hồng Xiêm - Sapoche

Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá ...

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm

Hồng xiêm là loại thân gỗ, trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không ...

Kỹ thuật trồng hồng xiêm ghép

Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm ghép hay còn gọi là Sapochê, cần chú ý ...

Kỹ thuật bón phân cho cây Hồng xiêm

Hồng xiêm, sa pô chê hay lồng mức là cách gọi khác nhau của cùng một loại ...

Kỹ thuật trồng sa pô chê

Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản