Cây ăn trái >> Hồng Xiêm - Sa pô chê - Lồng Mứt

Cách dấm quả Hồng Xiêm - Sapoche

Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá chuối khô, trong chum vại có đốt hương trầm tạo mùi thơm đặc trưng cho quả

Quả Sapoche là tên thường gọi của người Miền Nam, Ở Miền Bắc gọi là quả Hồng Xiêm, quả sapôchê chín, có thể ăn tươi hay ướp lạnh. Sapochê được xem là món ăn tráng miệng lý tưởng, thịt của quả có thể xay chung với các trái cây khác làm nước uống hay thực phẩm để giải khát. Xin mách các bạn cách thu hái và cách dấm quả Sapoche đạt chất lượng cao

1. Thu hái quả Sapoche có hai cách:

- Cách 1: Dựa vào mùa vụ. Nếu quả ra vụ 1 vào mùa xuân hè nhiệt độ cao, quả lớn nhanh thường chín sau khi đậu quả được 4 tháng; quả vụ 2 ra vào mùa thu đông nhiệt độ thấp, quả chậm lớn, thường chín sau khi đậu quả 6 tháng.

- Cách 2: Thu hái dựa vào quan sát ngoại hình của quả. Quả già có vỏ quả nhẵn bóng, ít gai trấu hơn quả non; màu sắc vỏ quả già nâu nhạt, quả non màu nâu thẫm hơn; hình dáng quả già nây đều, căng tròn khắp bề mặt quả. Tai ở cuống quả thường khô vểnh lên ở ơhần chóp còn tai cuống quả non màu tươi bám chặt lấy phần quả.

2. Cách dấm quả Sapoche

Sau khi hái quả, ngâm quả chìm trong nước vôi trong 2 – 3% (hoà 2 – 3 lạng vôi cục hay 4 – 5 lạng vôi tôi với 10l nước để lắng 3 – 5 phút chắt lấy nước trong) thời gian khoảng 1 – 1,5 giờ cho quả ra hết nhựa mủ màu trắng, chát. Để quả khô tự nhiên trong bóng râm. Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá chuối khô, trong chum vại có đốt hương trầm tạo mùi thơm đặc trưng cho quả; mùa xuân trời lạnh dấm bằng thúng, mủng tre lót vải, lá khô xung quanh có đốt hương trầm, phủ kín bằng lớp vải dày cho ấm. Sau khi giấm 1 – 2 ngày mùa hè và 4 – 5 ngày mùa xuân, mở thăm, lấy tay nắn nhẹ thấy quả núng tay là chín, ăn vừa độ cần bầy ra ngoài tránh dấm lâu quả chín quá, thịt quả mềm nhũn ăn chua vị rượu, giảm chất lượng.

Cách dấm sapoche

Theo KS. Nguyễn

Giống và nhân giống hồng xiêm

Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho xa - bô là chiết và tháp. Phương ...

Phòng trừ sâu bệnh hại hồng xiêm

Cây hồng xiêm hay Sapochê là loại cây khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên không ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm ...

Là giống cây có nguồn gốc từ Thái Lan. Hồng xiêm ruột đỏ cho chất lượng quả ...

Cách chiết Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền ...

Muốn đào thải sỏi thận, đừng quên sử dụng ...

Uống nước hạt hồng xiêm nghiền hàng ngày giúp loại bỏ những viên sỏi thận cứng đầu.

Cách diệt sâu đục cành hồng xiêm - Sapô

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng ...

Cây hồng xiêm - Sa pô chê - Lồng mức

Hồng xiêm có nguồn gốc ở Trung Mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies, và hiện nay ...

Bón phân cho hồng xiêm

Rễ cây hồng xiêm thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. ...

Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

Sa pô chê là trái cây quen thuộc, nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng ...

Vị thuốc quý từ quả hồng xiêm

Hồng xiêm còn gọi là Sapôchê, một loại trái cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ...

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm

Hồng xiêm là loại thân gỗ, trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không ...

Kỹ thuật trồng hồng xiêm ghép

Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm ghép hay còn gọi là Sapochê, cần chú ý ...

Kỹ thuật bón phân cho cây Hồng xiêm

Hồng xiêm, sa pô chê hay lồng mức là cách gọi khác nhau của cùng một loại ...

Kỹ thuật trồng sa pô chê

Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản