Cây ăn quả >> Hồng Xiêm - Sa pô chê - Lồng Mứt

Giống và nhân giống hồng xiêm

Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho xa - bô là chiết và tháp. Phương pháp giâm cành ít được áp dụng vì thường cho hiệu quả kém.

I. GIỐNG

Cây hồng xiêm giốngVùng Đồng bằng sông Cửu Long thường trồng phổ biến 2 giống xa-bô:

- Xa-bô Cây cao khoảng 10 m, mọc khỏe, ít bị nhiễm sâu bệnh, cho nhiều trái (trên 2.000 trái/cây/năm), nhưng trái tròn, nhỏ (nặng 50 - 150 g), vị lạt, thịt thô (cát). Do phẩm chất kém nên ít được ưa chuộng, diện tích ngày càng giảm đần.

- Xa-bô xiêm (xa-bô lòng mứt, xa-bô Cần Thơ): Cây cao 7 - 10 m sau 10 - 30 năm trồng, tán rộng 6 - l0 m. Lá xanh sẫm và dày hơn xa-bô ta. Cây cho năng suất 50 - 200 kg trái/cây/năm tùy điều kiện chăm sóc. Trái to, nặng 150 - 300 g, dài 7 - 10 cm, đường kính 4,5 - 6,0 cm, thịt mịn, thơm, ngọt, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng. Trồng tốt, Xa-bô xiêm có thể cho năng suất 20 - 40 tấn/ha (với mật độ 150 - 200 cây/ha trên đất có mương liếp của Đồng bằng sông Cửu Long). Giống này có 2 dòng ruột (thịt) tím và ruột hồng thường được trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giống này cho tỷ lệ hoa rụng khá cao nên cần trồng xen thêm trong vườn một ít cây xa-bô ta (có nhiều phấn) để tăng thêm khả năng đậu trái của giống.

Ngoài 2 giống trên còn có loại xa-bô dây (trứng ngỗng) của vùng Sóc Trăng (trái to 200 - 300 g, thịt hơi nhão), xa-bô dây Bến tre (trái to, 400 - 600 g, thịt mịn), xa-bô vỏ xanh (thịt mịn, ngọt), và xa-bô rừng (trái nhỏ, phẩm chất kém).

II. NHÂN GIỐNG XA-BÔ

1. Ươm hạt:

Chỉ dùng làm gốc tháp vì cây trồng hột chậm cho trái và không giữ được tính tốt của cây mẹ.

1.1. Chọn và xử lý hạt:

Hạt lấy từ trái chín tốt và rửa sạch, (không nên chọn hạt ở các trái thối vì tỷ lệ nảy mầm kém). Hạt được hong khô và nên tồn trữ khoảng 1 tháng trước khi gieo để hột nẩy mầm tốt hơn, Khi gieo, nên dập nứt vỏ hạt (tránh làm tử điệp bị thương) để giúp tăng tỷ lệ nảy mầm và rút ngắn thời gian mọc mầm. Hạt gieo trên liếp ươm pha cắt với khoảng cách 2 cm, sâu 1 cm. Hạt sẽ lên mầm khoảng 30 ngày sau khi gieo (tùy giống).

1.2. Chăm sóc liếp ương:

Cây có 2 lá thật được cấy sang bầu đất. Không nên cấy trễ hơn vì cây sẽ chậm hồi phục. Đất làm bầu là đất thịt pha cát hay pha sét trộn với phân hữu cơ, xốp để dễ thoát nước.

Cây con vừa cấy nên được tưới thường xuyên và che mát để mau phục hồi, sau đó giảm che dần.

Sau 15 tháng cây cao khoảng 12 cm, cần bón thêm phân đạm cách 3 - 4 tháng để cây mau phát triển. Cây con có thể sử dụng làm gốc tháp sau 2 - 3 năm tuổi, tùy cách tháp.

2. Nhân giống vô tính:

Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho xa - bô là chiết và tháp. Phương pháp giâm cành ít được áp dụng vì thường cho hiệu quả kém.

2.1. Chiết cành:

Là phương pháp phổ biến nhất trên xa - bô, nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống không cao. Vật liệu chiết thường là rễ lục bình, rễ gùa, giẻ dừa, rơm (trộn đất sình) hay tro trấu … Rễ gùa, tro trấu và xơ dừa (loại mịn) là vật liệu chiết thích hợp trong mùa mưa nhờ lâu mục và không quá ẩm.

Khi chiết, nên chọn nhánh cho trái khỏe, không quá già, đường kính 1,5 - 3,0 cm. Nhánh tốt và chiết đúng phương pháp sẽ cho rễ tốt sau 4 - 6 tháng. Mùa chiết thường bắt đầu từ tháng 12 dl và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất là chiết đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Sau khi chọn nhánh, dùng dao bén khắc khoanh bỏ lớp vỏ thân một đoạn dài - 5 cm, để ráo trong 7 - 15 ngày, sau đó bó vật liệu đã nhúng ẩm và dùng bao ny lông bao lại. Một số nông dân còn dùng dao rạch bên trên vết khắc 2 - 4 đường ngắn (thẳng góc với vết cắt) để giúp rễ mau phát triển. Cách 1 tháng/lần quan sát bầu chiết và thêm nước để đủ ẩm (có thể dùng ống chích để bơm nước vào bầu), rắc thuốc sát trùng hạt (Basudin, Furadan, …) nếu có kiến phá hoại (nhất là trong mùa mưa).

Cành chiết được cắt khi rễ mọc nhiều, phân nhánh, rễ đâm ra khỏi bầu và đã trở màu vàng nâu. Dùng cưa, dao hay kéo cắt cành (scecateur) cắt khoảng 3 - 5 cm bên dưới cành. Nhánh chiết được giâm trên liếp giâm hoặc trong bầu đất,bội tre, có cây chống đỡ gió, cắt bớt một phần lá non, để nơi mát và đem dần ra nắng đến khi có đọt non mới bứng đem trồng. Tỷ lệ thành công khoảng 60%. Để cành chiết mau ra rễ, sau khi khắc có thể xử lý với chất điều hòa sinh trưởng NAA hay IBA, tốt nhất là khi phối hợp IBA + NAA.

2.2. Tháp:

Ít thông dụng ở Việt nam, nhưng rất phổ biến tại Philippines. Có 3 kiểu tháp trên xa - bô: tháp cành, ghép, áp nhánh và tháp mắt, trong đó tháp mắt là phương pháp kém hiệu quả nhất.

a) Tháp cành: Chọn gốc tháp đã có 1 - 2 năm tuổi, đường kính thân hơn 1 cm. Chọn nhánh non cho trái khỏe, có mầm đang phát triển, đường kính tương đương với gốc tháp để làm cành tháp. Cành tháp được khắc vỏ vào 2 - 3 tháng trước để dự trữ chất khô, sau đó phải lảy bỏ toàn bộ lá vào l tuần trước khi thắp. Khi tháp, cắt lấy cành tháp một đoạn dài 8 - 12 cm (từ ngọn), vạt xéo đầu và nhét vào vết cắt ở đầu gốc tháp (đã cắt ngọn) như thông thường. Cành tháp sống sẽ đâm chồi mới sau 30 ngày, sẵn sàng để đem trồng sau 3 - 4 tháng và cây cho trái sau 15 năm.

Nên tháp vào các tháng khí hậu mát (10 - 01 dl) để có thể cho tỷ lệ cây sống cao (80 - 90%).

b) Tháp áp: Chọn gốc và nhánh tháp có đường kính hơn l cm, tương đương nhau. Nhánh tháp và gốc được vạt một phần thân, buộc áp vào nhau và cắt sau 3 - 4 tháng. Phương pháp này có thể áp dụng quanh năm và cho tỷ lệ thành công cao (có thể đến 95 - 100%). Cây tháp ra hoa sau 2 năm.

2.3. Giâm cành:

Thành công rất thấp dù đã xử lý với chất điều hòa sinh trưởng, vì gỗ xa - bô cứng và chứa nhiều nhựa. Chọn các cành non (dài 15 cm từ ngọn) đem nhúng chậm trong dung dịch IAA, NAA hay IBA. Nhúng chậm 24 giờ trong 100 ppm IBA cho hiệu quả cao hơn nhúng nhanh. Tỷ lệ thành công còn tùy thuộc giống. Có thể khắc vỏ cành giâm 3 tuần trước khi cắt cũng giúp tăng thêm tỷ lệ ra rễ của cành.

Phòng trừ sâu bệnh hại hồng xiêm

Cây hồng xiêm hay Sapochê là loại cây khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên không ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm ...

Là giống cây có nguồn gốc từ Thái Lan. Hồng xiêm ruột đỏ cho chất lượng quả ...

Cách chiết Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền ...

Muốn đào thải sỏi thận, đừng quên sử dụng ...

Uống nước hạt hồng xiêm nghiền hàng ngày giúp loại bỏ những viên sỏi thận cứng đầu.

Cách diệt sâu đục cành hồng xiêm - Sapô

Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng ...

Cây hồng xiêm - Sa pô chê - Lồng mức

Hồng xiêm có nguồn gốc ở Trung Mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies, và hiện nay ...

Bón phân cho hồng xiêm

Rễ cây hồng xiêm thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. ...

Trái Sa pô chê đa dưỡng chất

Sa pô chê là trái cây quen thuộc, nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng ...

Vị thuốc quý từ quả hồng xiêm

Hồng xiêm còn gọi là Sapôchê, một loại trái cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ...

Cách dấm quả Hồng Xiêm - Sapoche

Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá ...

Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm

Hồng xiêm là loại thân gỗ, trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không ...

Kỹ thuật trồng hồng xiêm ghép

Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm ghép hay còn gọi là Sapochê, cần chú ý ...

Kỹ thuật bón phân cho cây Hồng xiêm

Hồng xiêm, sa pô chê hay lồng mức là cách gọi khác nhau của cùng một loại ...

Kỹ thuật trồng sa pô chê

Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản