Trong việc trồng và chăm sóc hồng xiêm ghép hay còn gọi là Sapochê, cần chú ý đến khâu bón phân, phòng trừ sâu bệnh và chống gió bão
1. Cách trồng
Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm, bón lót 30-40 kg phân chuồng hoai mục + 2 kg supe lân, trộn đều với đất bột, đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín tưới ẩm và che nắng cho cây. Khoảng cách cây: 7x7m hoặc 8x8m.
2. Chăm sóc
Hồng xiêm ra quả quanh năm nên có nhu cầu phân bón cao. Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 - 1/13. Khi cây lớn cho nhiều quả có thể bón 50-100 kg phân chuồng, 0,6-1,0 kg urê, 0,1-1,0 kg supe lân và 0,6-1,0 kg sulfat kali cho một cây. Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh. Thời gian bón tháng 2-3 và tháng 6-7.
3. Chống gió bão cho cây:
Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp.
Mùa mưa bão cần chằng các cành chính vào các cây lớn, phạt bớt cành dày và cành ngoài tán.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:
- Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.
- Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.
- Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.
- Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.
- Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.
Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho xa - bô là chiết và tháp. Phương ...
Cây hồng xiêm hay Sapochê là loại cây khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, tuy nhiên không ...
Là giống cây có nguồn gốc từ Thái Lan. Hồng xiêm ruột đỏ cho chất lượng quả ...
Khi chiết nên chọn giống tốt, cành chiết không quá già. Thời vụ chiết tốt ở miền ...
Uống nước hạt hồng xiêm nghiền hàng ngày giúp loại bỏ những viên sỏi thận cứng đầu.
Sâu đục cành là đối tượng thường gây hại nhiều và rất khó phòng trị vì chúng ...
Hồng xiêm có nguồn gốc ở Trung Mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies, và hiện nay ...
Rễ cây hồng xiêm thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. ...
Sa pô chê là trái cây quen thuộc, nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng ...
Hồng xiêm còn gọi là Sapôchê, một loại trái cây được trồng ở nhiều nơi trong nước ...
Mùa hè dấm bằng cách cho quả vào chum, cại sành đậy kỹ phía trên bằng lá ...
Hồng xiêm là loại thân gỗ, trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không ...
Hồng xiêm, sa pô chê hay lồng mức là cách gọi khác nhau của cùng một loại ...
Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ ...