Cây Rau, củ, quả >> Cải Bắp

Kỹ thuật trồng cải bắp

Cải bắp thích hợp với loại đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm và độ pH từ 6-6,5 để sinh trưởng và phát triển. Cải bắp có khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Khi cắt 25% diện tích bề mặt lá ở giai đoạn trước cuốn bắp năng suất vẫn đạt 97-98% so với không cắt.

Cải bắp bắt nguồn từ tây bắc châu Âu. Đến khoảng giữa thế kỷ 16 cải bắp trở thành loại rau quan trọng nhất ở châu Âu. Cải bắp sinh trưởng tốt nhất ở khu vực ở nhiệt độ trung bình ngày 15-20oC, biên độ dao động nhiệt ngày và đêm là 5oC, nhiệt độ vượt quá 25oC cải bắp vẫn sinh trưởng nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế. Các giống cải bắp sớm (KK Cross, cải bắp Hà Nội...) có thể tạo bắp ngay trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao.

Cải bắp thích hợp với loại đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm và độ pH từ 6-6,5 để sinh trưởng và phát triển. Cải bắp có khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Khi cắt 25% diện tích bề mặt lá ở giai đoạn trước cuốn bắp năng suất vẫn đạt 97-98% so với không cắt.

I. Kỹ thuật trồng

1. Thời vụ:

Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đến đầu tháng 8;

Vụ chính: gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10;

Vụ muộn: gieo tháng 11 đến giữa tháng 12.

Giống dùng cho vụ sớm thường là các giống địa phương: Phù Đổng, Lạng Sơn và giống KK Cross;

Giống dùng cho vụ muộn và vụ chính là NS Cross và KY Cross.

Vườn ươm

Làm đất kỹ, bón lót 300 – 500 kg phân chuồng mục + 5 –6 kg supephôtphat + 2-3kg phân kali sulphat cho 1 sào Bắc Bộ. Luống rộng 80-100 cm, cao 25-30 cm.

Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2 cm. Hạt giống trước khi gieo phải ngâm vào nước ấm 50oC trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ. Lượng hạt gieo 1,5-2,0 g/m2. Gieo xong phủ lên một lớp rạ dày 1-2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần.

Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3-4 cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Không tưới phân đạm.

Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5-6 là thật thì nhổ trồng.

2. Làm đất:

- Trồng cải bắp tốt nhất ở đất phù sa, độ pH khoảng 6-6,5, đất giàu mùn (hàm lượng hữu cơ khoảng 1,5%). Nơi trồng rau sạch phải xa nguồn nước thải, các khu công nghiệp, cách đường quốc lộ ít nhất 100 môi trường. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động.

  - Làm đất kỹ, lên luống rộng 100 – 120 cm, rãnh luống 20-30 cm, cao 20-25 cm.

3. Mật độ trồng:

KK Cross, KY Cross: 35.000 cây/ha (cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm);

NS Cross: 30.000 cây/ha (cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 50 cm).

4. Bón phân:

Sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi để bón. Lượng phân chuồng cho 1 ha là 25 – 30 tấn phân chuồng mục (800 kg – 1000 kg/sào Bắc Bộ) dùng bón lót.

- Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài bón thẳng vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

5. Nước

Tuyệt đối không dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có hthể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù sa sông lớn để tưới.

- Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần.

- Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.

- Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránh ngập úng.
Bệnh và cách phòng chống

Cải bắp thường bị mắc 2 loại bệnh là sâu hại và bệnh hại

Sâu hại: Bao gồm tất cả các loại sâu hại có trên rau trong đó có các loại sâu hại chính như sau:

- Sâu tơ sâu gây hại nguy hiểm nhất, phát sinhvà gây hại liên tục từ tháng 9 đến tháng 4, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

+ Xử lý cây giống trước khi trồng ra ruộng bằng cách nhúng từng bó cay con vào dung dịch thuốc Sherpa 20 EC nồng độ 0,1% hoặc Regent 800 WG pha nồng độ 1 g/10 lít nước, trong 5 – 10 giây rồi vớt ra để khô nước mới đem trồng.

+ Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc; Thuốc sinh học (BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2 WP, Aztron 700 DBMU, Xentary 35 WDG...), thuốc hoá học (Sherpa 20 EC, Atabron 5 EC, Regent 800 WG, Pegasus 500 SC...) và thuốc thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Neembon A_EC, Nimbecidin 0,03 EC...). Nồng độ và lượng nước thải phải pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.

Phải kết thúc phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này nếu sâu còn gây hại nặng thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc.

- Trồng luân canh giữa rau cải bắp với lúa nước hoặc các nhóm rau khác họ (đậu, cà). Trên cùng ruộng có thể trồng xen canh rau họ thập tự với cà chua để hạn chế gây hại của sâu tơ.

- Các loại rau khác như: Sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp thường phòng trừ kết hợp với sâu tơ. Nếu chỉ có riêng rệp hại nặng thì dùng thuốc Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Trebon 10 EC, Suprathion và Pegasus.

6. Bệnh hại:

Trên rau cải bắp thường có các bệnh: thối nhũn do vi khuẩn, bệnh thối do nấm, bệnh đốm lá. Để phòng trừ cần tránh ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, làm cỏ, thu gom các lá già... làm cho ruộng sạch, thông thoáng.

Khi cần có thể dùng các thuốc:

- Trừ bệnh thối nhũn: Zineb  Bul 80 WP, Macozeb 80 WP, Ridomil MZ 72 WP, anvil 5 SC, Aliette 80 WP, Curzate MB 72 WP;

- Trừ bệnh đốm lá: Score 250EC, Anvil 5SC, Roynal 50 WP, Antracol 70 WP.

Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly không dưới 10 ngày.

7. Thu hoạch

Khi bắp cải cuộn chặt là có thể thu hoạch. Loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát.

Những người ăn bắp cải sẽ... hại đến thân

Bắp cải giàu dinh dưỡng và rất nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên với một số ...

Bất ngờ với 6 công dụng của bắp cải

Bắp cải có lợi trong việc giảm viêm, giảm đau ngực và các bệnh về dạ dày, ...

10 công dụng chữa bệnh của bắp cải

Bắp cải khá quen thuộc trong món ăn hàng ngày của chúng ta, từ món luộc, xào, ...

Bón NPK Văn Điển cho cây cải bắp

Có thể trồng cải bắp trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, ...

Quy trình trồng rau bắp cải an toàn

Khác với sản xuất rau thông thường, sản xuất rau an toàn (RAT) đòi hỏi yêu cầu ...

Bệnh thối nhũn hại cải bắp

Bệnh thường xuất hiện sau khi bắp cải đã cuốn, gây hại từ đầu bắp lan dần ...

Một số sâu bệnh hại rau cải và cải bắp

Các loại rau này thường bị các đối tượng sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất, ...

6 lí do bạn không thể bỏ qua bắp ...

Những năm gần đây, bắp cải xoăn trở thành siêu thực phẩm với tên gọi “Nữ hoàng ...

Biện pháp phòng trừ sâu xám hại rau màu

Sâu xám có tên khoa học là Agrotis ipsilon, thuộc họ Ngài đêm - Noctuidae, bộ Cánh ...

Bệnh đốm vòng trên cải bắp và cách phòng trị

Cùng với thối nhũn, bệnh sưng rễ, sâu tơ… thì bệnh Đốm vòng - Alternaria brassicae cũng ...

Tổng hợp kiến thức về bệnh sưng rễ ở ...

Sưng rể cải bắp gây héo rũ và vàng các bộ phận của cây trên mặt đất. ...

Chú ý bệnh sưng rễ cây cải bắp

Nhằm giúp bà con nông dân hạn chế tác hại của đối tượng bệnh này, chúng tôi ...

Trồng và thu hoạch bắp cải

Bắp cải có tên khoa học là Brassica oleraceae var. Capitata lizg, thuộc loại cây 2 năm, ...

Tác dụng chữa bệnh của rau cải bắp

Bắp cải không chỉ là món ăn có nhiều vitamin quý mà còn là vị thuốc chữa ...

Phương pháp trồng cây cải bắp

Tuỳ giống, mùa vụ và độ phì nhiêu của đất mà bố trí mật độ trồng từ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản