Lúc này là lúc trồng dưa chuột cho vụ chính. Vì vậy, bà con cần chuẩn bị đủ các điều kiện để làm một vụ dưa chuột cho năm mới.
Dưa chuột có thể ăn tươi như rau sống hoặc xào, trộn xa lát, muối chua, muối mặn hoặc đóng hộp. Nó giàu vitamin và các chất khoáng. Vào mùa hè, khi ăn quả dưa chuột ta thấy mát và tỉnh táo như các loại nước giải khát khác. Gần đây, dưa chuột còn được xuất khẩu. Người ta muối mặn hoặc đóng hộp để xuất đi cho các nước. Nhiều vùng đã có truyền thống trồng dưa chuột. Thu nhập của bà con rất khá. Dưa chuột mà trồng đúng kỹ thuật có thể cho năng suất 50-60 tấn/ha. Có giống chỉ sau 35 ngày đã bắt đầu cho thu. Nói chung, nó nhanh cho quả và cho quả nhiều đợt. Vì vậy, đất đai, phân, nước phải phù hợp và đảm bảo ở mức tối ưu thì cây mới cho năng suất tốt nhất.
Dưa chuột ưa đất màu mỡ, tơi xốp và có độ chua trung tính. Tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha. Điều quan trọng là phải được luân canh triệt để. Tốt nhất là luân canh với lúa.
Nó là cây thân leo nên phải bắc giàn. Ta làm giàn chữ A, cọc dài 1,5-2m. Khoảng 35-40cm ta buộc thêm 1 thanh ngang theo dọc luống để giữ cho giàn được vững chắc. Rễ dưa chuột vừa yếu lại vừa ăn nông. Vì vậy, phải chú ý giữ cho lớp đất mặt luôn luôn ẩm, không bị khô hạn và cũng không được để bị úng.
Dưa chuột ưa khí hậu ấm áp, ôn hòa và khô ráo. Nó rất sợ bị sương giá. Nhiệt độ xuống dưới 10 độ C là cây chậm sinh trưởng. Nó là cây ưa sáng ngày ngắn. Vụ này là thích hợp. Nó có thể trồng vào vụ xuân hè (tháng 2-3) và vụ thu đông (tháng 9-10). Ở miền Trung thì nên chậm hơn nửa tháng. Còn ở phía Nam thì nên trồng vào mùa khô (tháng 12-2). Cần lưu ý, yêu cầu về phân bón của dưa chuột khác với các loại rau. Nó cũng cần đủ NPK nhưng lượng kali phải cao hơn. Người ta cho biết, dưa chuột dùng nhiều nhất là kali, sau đó tới đạm rồi mới tới lân. Khi cây bắt đầu ra trái thì ta cần giảm dần lượng đạm. Thậm chí, nếu thừa đạm, cây có thể sẽ bị rụng nụ, rụng hoa và dễ bị nhiễm sâu bệnh. Tốt nhất vẫn là bón đủ phân hữu cơ hoai mục cho cây.
Phải chú ý xới xáo, làm cỏ thường xuyên cho ruộng dưa. Cố gắng giữ cho đất luôn tơi xốp và thông thoáng. Riêng với dưa chuột, ta tưới rãnh tốt hơn là tưới phun lên lá. Người ta cho rằng, nếu lá bị ướt thì dễ bị nhiễm bệnh hơn. Vì vậy, nếu tưới phun thì ta tưới vào sáng sớm để lá có thể khô đi trong ngày chứ không nên tưới phun vào chiều tối.
Dưa chuột cũng hấp dẫn nhiều loại sâu và bệnh như sâu xám, sâu đục quả, rệp, rệp đỏ, ruồi đục quả, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ xít nâu… và các bệnh như sương mai, phấn trắng và khảm lá. Ta cố gắng giữ gìn vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ lá già, lá bị bệnh và tạo môi trường thông thoáng. Nên thực hiện nghiêm chỉnh chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Nếu buộc phải dùng tới thuốc hóa học thì phải tuân theo chỉ dẫn của nơi sản xuất.
Nên thu hoạch dưa vào đúng thời điểm khi cánh hoa héo được 7-10 ngày. Còn với dưa chuột bao tử thì thu khi hoa héo khoảng 3 ngày và mỗi ngày thu 1-2 lần. Cố gắng giữ cho quả dưa không bị xây xát và giập nát.
Nguồn: Báo An Giang online
Dưa chuột là loại thực vật họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, ...
Dưa chuột ăn cùng lạc rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc ...
Dưa chuột cho thu hoạch liên tục 1-2 ngày/lần, cần thu sớm khi quả đủ trọng lượng, ...
Các giống dưa leo đang trồng phổ biến trong sản xuất là các giống lai F1, đều ...
Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc ...
Bệnh lây lan rất nhanh, nhiều vết liên kết với nhau làm lá vàng khô cháy, chóng ...
Vị đắng của quả dưa chuột phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả ...
Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn cây con đến khi cây ...
Bù lạch thường gây hại nặng ở giai đoạn cây con trên nhiều loại cây như cà, ...
Bọ dưa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bí xanh, bí ...
Bọ rùa 28 chấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, cà tím, dưa ...
Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mạnh ...
Tuổi 4-5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, ...
Ruồi đục lá hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bầu bí, cà ...
Cây Dưa hấu tí hon có tên khoa học là Melothria scabra, các tên gọi khác như ...
Giống dưa chuột Xuân Yến có nguồn gốc từ Trung Quốc, sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, ...
Dưa leo thuộc nhóm cây ăn trái, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, năng suất ...
Đây là giống dưa chuột chịu nhiệt, thích hợp trồng cho các vụ Xuân, Xuân-Hè và Hè-Thu, ...
TP HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ có thể trồng ...
Dưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Trong ...
Dưa chuột gồm có các giống quả nhỏ, quả trung bình và nhóm quả to nên chọn ...
Đây là 2 giống dưa chuột lai F1 do Công ty giống cây trồng Nông Hữu - ...
Đốm phấn là một trong những loại bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến năng suất ...
Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2. Nếu gieo sớm hơn, ...
Chọn giống sinh trưởng phát triển khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu ...
Nộm dưa chuột là món ăn rất được các gia đình Việt ưa chuộng, thế nhưng ăn ...
Dưa chuột được gọi là siêu thực phẩm, bởi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe ...
Các giống dưa bao tử có đặc điểm sinh trưởng khỏe, năng suất cao, nhiều hoa cái, ...
Dưa chuột Cucumis sativus - miền Nam gọi là dưa leo là một cây trồng phổ biến ...