Hồng là cây ăn quả á nhiệt đới được trồng lâu đời ở Việt Nam, phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, phía Nam ở vùng Đà Lạt trên độ cao 1000-1500m so với mặt biển. Hồng sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất đồi, vẫn cho năng suất cao và ổn định hàng năm.
Hồng là cây ăn quả á nhiệt đới được trồng lâu đời ở Việt Nam, phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, phía Nam ở vùng Đà Lạt trên độ cao 1000-1500m so với mặt biển. Hồng sinh trưởng phát triển tốt trên nhiều loại đất đồi, nơi mà nhiều cây ăn quả kém chịu hạn không trồng được thì hồng vẫn cho năng suất cao và ổn định hàng năm. Quả hồng chủ yếu để ăn tươi, chế biến hàng khô là mặt hàng xuất khẩu đặc sản của một số nước trên thế giới. Quả hồng chín chứa nhiều đường (15-20%), nhiều vitamin A (1mg trong 100g), ngoài ra còn có vitamin B1, B2, PP, C và các chất khoáng. Quả hồng không chua nên đông y cho là loại quả lành cho trẻ em, người ốm, người già, người đau dạ dày… Tai quả hồng phơi hoặc sấy khô dùng chữa ho, nấc, đầy bụng. nước ép từ quả hồng chưa chín dùng chữa bệnh cao huyết áp.
1. Các giống hồng
Các tỉnh ở miền Bắc có nhiều giống hồng chia thành 2 nhóm:
a) Hồng ngâm: Loại này khi chín ăn chát, sau khi thu hoạch, phải ngâm khử chát mới ăn được.
b) Hồng dấm: Khi quả chín có thể ăn ngay được hoặc đem dấm vài hôm rồi đem càng tốt.
Ngoài hai giống trên còn có thể kể thêm một số giống khác:
- Hồng Lạng (ở một số xã vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn)
- Hồng Hạc (ở Hạc Trì – thành phố Việt Trì – Phú Thọ)
- Hồng Yên Thôn (ở Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Tây)
- Hồng Nhân hậu (huyện Lý Nhân – Hà Nam)
- Hồng Tiến ( huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh)
- Hồng vuông (Thạch Hà – Hà Tĩnh)
- Hồng dẻo và Hồng sáp (Đà Lạt – Lâm Đồng).
Trong số đó, các loại: hồng Lạng, hồng Hạc, hồng Lục Yên, hồng vuông Thạch Hà là giống hồng không hạt.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: Hồng thích khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, không chịu các nhiệt độ quá thấp cũng không chịu được nhiệt độ quá cao. Cây hồng là cây rụng lá về mùa đông vì vậy cần có một thời gian nghỉ song song với một số thời gian nhiệt độ thấp nhất định thì mới ra hoa kết quả được tốt. Nhiệt độ cần để nảy mầm từ 13-14°C đến 16-17°C, nở hoa 20-22°C, để quả phát triển là 26-27°C, ở giai đoạn chín nhiệt độ hạ thấp dưới 20°C; biên độ nhiệt lớn sẽ làm cho quả ngọt, phẩm chất quả khá, mã quả đẹp.
Nước: Hồng là cây có khả năng chịu hạn khá. Lượng mưa hàng năm tốt nhất la 1200-2100 mm.
Ánh sáng: Hống nói chung rất ưa sáng. Ở vùng miền núi người ta thường chọn hướng dốc có nhiều ánh sáng. Những vùng đủ ánh sáng cây phân cành thấp hơn, tán lá rộng, quả phân bố đều trên tán. Trồng chỗ thiếu ánh sáng cây mọc vống, tán bé, phân bố quả không đều, năng suất kém rõ rệt. Mùa hồng chín nếu đủ ánh sáng, khí hậu hơi khô phẩm chất quả sẽ tốt.
Đất: Hồng thích ứng với nhiều loại đất, với điều kiện tầng đất dày, thoát nước vì bộ rễ hồng có thể ăn sâu. Độ pH 5,0-5,5.
Chống gió bão: Nói chung hồng chống gió bão yếu, nhất là trồng ở vùng đồng bằng, mực nước ngầm cao, rễ ăn nông, hi có tán lá rậm rạp, trên cây mang nhiều quả.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Nhân giống: Chủ yếu dùng phương pháp ghép. Vào tháng 9-10 mùa hồng chín chọn giống hồng dấm địa phương hoặc lấy quả hồng cây rửa sạch hạt, sử ký lạnh 0-5°C trong 2 tuần rồi đem gieo. Để tránh rét và bệnh thối gốc ở thời kỳ cây con nên gieo vào giữa tháng 12 đầu tháng 1. Cây mọc trong tháng 2 và tháng 3 ra ngôi. Chăm sóc cây con tốt trong vườn ươm để ghép vào tháng 7 và tháng 8. Sau khi cây con ra ngôi trong tháng 4-5 định kỳ phun thuốc Falizan 0,2% hoặc Zineb 0,6% (khoảng 500 lít thuốc đã pha cho 1ha) để chống bệnh thối gốc cho cây con.
Phương pháp ghép: Ghép mắt có gỗ và ghép cành chẻ bên. Mắt ghép lấy ở cành 1 tuổi sinh ra ở đầu mùa xuân. Chọn những cành khỏe, mọc xiên ở ngoài tán. Trên cành chọn những mắt ở đoạn giữa (đoạn bánh tẻ) để ghép. Khi ghép thao tác phải rất nhanh vì hồng có nhiều tanin khi tiếp xúc với không khí và dao ghép kim loại rất dễ tạo thành một hợp chất phức tạp phủ ngoài vết cắt ngăn cản khả năng tiếp hợp giữa gốc ghép và mầm ghép.
Ngoài nhân giống bằng ghép, người ta còn dùng hom rễ cắm vào vườn giâm như cách giâm cành cam chanh để có cây con, song hệ số nhân thấp, không thể nhân nhanh được các giống hồng quý.
Thời vụ trồng: Tháng 11 sau khi rụng lá, hoặc tháng 1 rtước khi nảy lộc.
- Đào hố trồng và bón phân lót.
Loại đất | Kích thước hố (cm) | Bón lót (kg/hố) | |||
Sâu | Rộng | Phân chuồng | Vôi bột | Phân lân | |
Đất vườn | 60-70 | 70-80 | 15-20 | 0,5 | |
Đất đồi | 80-100 | 90-100 | 20-30 | 1 | 0,7 |
- Khoảng cách và mật độ trồng: Với giống sinh trưởng khỏe; 6x4m hoặc 6x5m, giống sinh trưởng yếu: 5x4m hoặc 5x5m. Đất đồi trồng dày hơn đất đồng bằng.
Chăm sóc vườn sản xuất:
- Trồng xen: Ở đồng bằng xen chuối, đu đủ, các loại rau… Đối với đất đồi thì xen lạc, đỗ tương, các loại muồng… Tùy theo sự phát triển của của tán cây hồng mà thu hẹp dần phạm vi trồng xen. Trồng sen cách gốc hồng 0,5-0,8m.
- Tạo hình, cắt tỉa: Tạo hình cây con tiến hành trong 2-3 năm đầu. Chỉ để 1 thân chính cao 0,8-1m, để 4-5 cành cấp I (cành chính) các cành này cách nhau 0,5-0,6m. Trên cành cấp I để 4-5 cành cấp II, tạo cho các cành phân bố đều ra các phía. Cắt tỉa những cành nhỏ yếu, mọc đứng, cành sâu bệnh. Những cành chọn để lại thì bấm ngọn cho mọc thêm nhiều cành ngang để cây chóng có tán to và thấp.
- Bón phân: Lượng phân cần thiết cho 1hs hồng dưới 5 tuổi: 35kg N, 20kg P2O5 và 30kg K2O, từ 6-10 tuổi: 200kg N, 120kg P2O5 và 160kg K2O phân nguyên chất - sản lượng 6-10 tấn hồng/1ha. Đến khi cây 20 tuổi: 265kg N, 160kg P2O5 và 210kg K2O – sản lượng đạt tối đa 30 tấn/ha. (Cách tính đổi từ lượng phân nguyên chất sang lượng phân cần dùng. Ví dụ: Sulfat đạm có hàm lượng N nguyên chất là 21%, còn urê là 46% vậy muốn có 10kg N nguyên chất thì phải có 48kg sulfat N hay 22kg ure; với supe lân hàm lượng P2O5 là 18-21%, clorua kali 50-55% K2O, sulfat kali 46-52% K2O). Lượng phân bón cho hồng phải tập trung bón vào thời gian nghỉ (khi cây rụng lá vào tháng 12-1) còn lại khoảng 1/3 bón vào giữa mùa mưa để chống rụng quả trước lúc thu hoạch.
Phòng trừ sâu bệnh:
- Bệnh giac ban hại hồng (Cercospora kali): Bệnh hại lá trên tai quả hồng bằng những vết không đều, phía giữa màu nâu sáng, ở phía ngoài sẫm. Bệnh phát triển chủ yếu vào mùa mưa (tháng 7,8,9). Cách phòng trị: đốt lá bệnh, phun Dithan hoặc Boocdo.
- Bệnh đốm tròn: Bệnh hại lá bắt đầu vào các tháng 7,8, nặng vào tháng 9. Vết bệnh tròn, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh màu nhạt hơn nhưng ở lưng lá thì xung quanh màu xám. Vết bệnh càng già màu càng sẫm hơn, lá chuyển đỏ rồi rụng. Sau đó quả nhũn và rụng. Cách phòng trị như đối với bệnh giác ban.
- Sâu đục quả: bướm đẻ trứng ở cuống hoặc tai quả. Sâu non nở ra đục vào tâm làm quả rụng. Cách phòng trừ: vặt quả non bị sâu hại đem đốt. phun Sevin hoặc Endrin khi sâu xuất hiện.
- Rệp sáp: Có nhiều loại. Phun BI 58 0,2% hay Paration 0,1%.
4. Thu hoạch và bảo quản
Ở miền Bắc hồng chín từ cuối tháng 8, chín rộ vào tháng 10-11, chậm vào tháng 12,1. khi thu hoạch quả phải biết phân biệt quả chín. Khi quả chín, vỏ quả chuyển màu vàng rồi đỏ. Phải hái đúng độ chín, hái non phẩm chất quả sẽ kém.
Quả hồng vừa hái xuống dù đã chín nhưng ăn vẫn còn chát vì trong dịch quả có chất tanin dưới dạng hòa tan và sau khi khử chát, tanin tuy vẫn còn nguyên trong tế bào quả nhưng đã chuyển sang dạng không hòa tan nên khi ăn không thấy chát nữa.
Có nhiều cách khử chát:
- Ngâm trong nước vôi hay nước tro, hoặc ngâm rtong nước lạnh 3-4 ngày. Trong quá trình ngâm phải rthay nước sách là có thể khử chát.
- Ngâm quả vào trong nước ấm 40-50°C trong 1,5-2 ngày.
- Ủ với lá cây ở trong chum hoặc vại đậy kín. Ở Trung Quốc dùng lá lê, sơn trà, đào, tùng, bách; ở Việt Nam dùng lá xoan. Lá xếp xuống dưới, trên xếp hồng, cứ một lớp lá một lớp quả. Khoảng 3-4 ngày thì ăn được.
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến ...
Chọn hồng ngâm ngon, không hóa chất sẽ mang lại an toàn cho bạn. Tuy nhiên, không ...
Công nghệ này được áp dụng bảo quản cho hai loại hồng dấm đỏ và hồng ngâm, ...
Quả hồng dù đã chín trên cây, vừa hái xuống cũng không ăn được ngay, trừ một ...
Giống hồng giòn không hạt MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật ...
Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ ...
Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả ...
Hồng MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ ...
Cây sinh trưởng càng mạnh cần tăng cường thêm lượng phân kali vì kali là yếu tố ...
Hồng giòn không hạt được trồng nhiều ở Đà Lạt. Nơi đây ngoài khung cảnh nên thơ ...
Hiện tượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, ...
Hồng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, giầu hàm lượng ...
Hồng Nhân Hậu được người dân trồng trên núi đá tai mèo. Cũng thật lạ, trên một ...
Muốn phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho hồng một cách có hiệu quả, trước ...
Giống hồng mới thuộc nhóm hồng không chát hay còn gọi là giống hồng giòn (có tên ...