Cây ăn quả >> Cây Hồng Giòn - Hồng Ngâm

Bí quyết trồng hồng giòn không hạt

Hồng giòn không hạt được trồng nhiều ở Đà Lạt. Nơi đây ngoài khung cảnh nên thơ thì khí hậu ở đây là điều kiện thuận lợi cho cây hồng phát triển tốt, ra nhiều trái và ngọt không kém ở miền tây.

Trái hồng giòn không hạtTrái hồng có màu vàng cam khi chín cỡ nhỏ có đường kính dưới 1 cm cho tới 9cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoathường dính với quả khi chín. Hồng giòn là món quà đặc biệt mà tự nhiên ban tặng cho mảnh đất này, bởi không tốn công chăm sóc, không ngại mưa gió, không kén đất trồng, chỉ cần gieo xuống là hồng đâm chồi nảy lộc, cho ra những trái ngọt khi đến mùa. Mùa thu cũng là mùa hồng bắt đầu đơm bông và chín rộ, những sắc vàng của hồng phủ đầy trên cây trông rất quyến rũ. Sắc xanh của lá hòa trộn với sắc vàng bóng của hồng làm cho khu vườn thêm lung linh, trĩu quả với nhiều gam màu rực rỡ.

Giá trị dinh dưỡng của hồng giòn: Thành phần và giá trị dinhdưỡng của thịt quả hồng rất cao, rất nhiều beta caroten và sinh tố A, sinh tố B và C. Ngoài ra,còn nhiều khoáng tố vi lượng như Ca, P, Fe, protein, nhiều chất xơ, đường. Hồng được sử dụng nhưphương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Thườngdùng dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chátcủa hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm mồ hôi và cầm máu. Hồng còn giúp ngừa ung thư vì có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinicđược nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.

Kỹ thuật trồng cây hồng giòn:

Bí quyết trồng hồng giòn không hạtĐất trồng:
trồng hồng giòn không hạt ở những vùng có độ cao trên 500m. Đất có tầng canh tác dày 70cm, có mực nước ngầm thấp. Độ pH: 4.5- 6. Nếu đất có độ pH thấp quá, cần dùng vôi để nâng độ pH lên.

Hướng trồng: Trồng theo hướng Bắc Nam. Mục đích là để tạo khoảng cách giữa các cây thông thoáng, không bị lấp bóng lẫn nhau, giúp cây quang hợp và cành ngang phát triển tốt.

Khoảng cách: từ 3 tới 5m.

Hố trồng hồng giòn không hạt: đào hố sâu 50 – 60cm và rộng 60 – 70cm. Với đất đồi, đào hố sâu 60 -80 và rộng 80 -100cm.

Bón phân: Bón lần thứ nhất: 2/3 lượng phân trong năm vào cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Bón lần thứ 2: 1/3 lượng phân còn lại vào tháng 7 – 8. Cách bón: Bón sâu 5 – 10 cm xung quanh vùng tán cây, bón phân xong lấp lại. Phân chuồng: 25 – 30 kg/ cây, bón bổ sung 2 – 3 năm một lần vào cuối mùa đông.

Tỉa cành: Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt, duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt). Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài, đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40cm.Trong quá trình trồng hồng giòn không hạt phải  đốn tỉa quả hàng năm lưu ý, đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống.

Phòng và trị bệnh: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý.

Chúc bà con thành công!

Lợi ích đối với sức khỏe của quả Hồng ...

Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến ...

Chọn quả hồng ngâm ngon, không hóa chất

Chọn hồng ngâm ngon, không hóa chất sẽ mang lại an toàn cho bạn. Tuy nhiên, không ...

Công nghệ bảo quản và sấy hồng

Công nghệ này được áp dụng bảo quản cho hai loại hồng dấm đỏ và hồng ngâm, ...

Khử chát và giấm hồng

Quả hồng dù đã chín trên cây, vừa hái xuống cũng không ăn được ngay, trừ một ...

Đặc Tính Giống Hồng Giòn Không Hạt Fuyu MC1

Giống hồng giòn không hạt MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật ...

Bón phân cho cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ ...

Trồng hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả ...

Kỹ thuật trồng giống hồng giòn MC1 - Hồng ...

Hồng MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ ...

Hạn chế cây hồng giòn rụng quả non

Cây sinh trưởng càng mạnh cần tăng cường thêm lượng phân kali vì kali là yếu tố ...

Hồng rụng quả và cách chữa trị

Hiện t­ượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, ...

Các giống hồng và kỹ thuật trồng

Hồng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, giầu hàm lượng ...

Quy trình trồng cây hồng

Hồng là cây ăn quả á nhiệt đới được trồng lâu đời ở Việt Nam, phía Bắc ...

Kỹ thuật trồng hồng Nhân hậu

Hồng Nhân Hậu được người dân trồng trên núi đá tai mèo. Cũng thật lạ, trên một ...

Phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho ...

Muốn phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho hồng một cách có hiệu quả, trước ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống hồng giòn

Giống hồng mới thuộc nhóm hồng không chát hay còn gọi là giống hồng giòn (có tên ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản