Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng đất dày, thoát nước.
Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính thích ứng rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất với điều kiện là tầng đất dày, thoát nước, độ pH = 5-5,5. Loại cây này rất ưa ánh sáng, ở vùng đồi núi người ta chọn hướng dốc có nhiều ánh sáng. Những vùng đủ ánh sáng cây phân cành thấp hơn, tán lá rộng, quả phân bố đều trên tán lá.
Thời vụ trồng: tốt nhất là trồng vào tháng 1-2 (trước và sau Tết Nguyên Đán), lúc này cây hồng có bộ lá đã già, vàng, đang rụng hoặc đã rụng hết lá, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi gặp nhiệt độ cao dễ dàng mọc mầm mới.
Mật độ và khoảng cách trồng: ở vùng đất đồi trồng với mật độ 400-500 cây/ha với cự ly trồng là 5x5m, 5x4m ở vùng dốc thấp, đồng bằng trồng với mật độ là 277-330 cây/ha với cự ly trồng là 6x6m, 6x5m.
Đào hố, bón phân lót: bộ rễ hồng yêu cầu đất thoáng nên đất trồng phải được chuẩn bị trước. Với đất bằng phẳng đào hố 80x80x70cm hoặc 70x70x60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng + 0,5kg lân, với đất đồi đào hố 100x100x90cm hoặc 90x90x80cm, bón lót 20-30kg phân chuồng + 0,7kg phân lân.
Cách trồng: hố trồng đã được bón lót và lấp hố trước khi trồng 15-20 ngày, cho cây vào hố, bóc vỏ bầu nilon cho đất nhỏ vào lèn chặt đến ngang miệng bầu, lấp đất cao hơn mặt bằng 5-10cm, xung quanh tạo gờ giữ nước, cắm 3 cọc xung quanh, dùng dây buộc chặt lại chống gió lay, dùng rơm rạ khô, cỏ khô ủ gốc cây. Thời kỳ đầu nên trồng xen các loại như lạc, đậu tương cách xa gốc 0,5-0,8cm, cần làm sạch cỏ trong tán và phủ gốc.
Tạo hình, tỉa cành, tỉa tán: tạo hình cây con tiến hành 2-3 năm đầu chỉ để một thân chính cao 0,8-1m, để 4-5 cành, cấp I, trên cành cấp I để 4-5 cành cấp II, tạo cho các cành phân đều ra các phía. Cắt tỉa các cành nhỏ yếu, cành mọc đứng, cành sâu bệnh. Những cành chọn để lại nên bấm ngọn để cho mọc thêm các cành ngang, để cây nhanh chóng hình thành tán cây to và thấp.
Bón phân:
(Nhấn vào đây để xem chi tiết)
Phòng trừ sâu bệnh:
Cần chú ý một số loài sâu bệnh sau: rệp, sáp, sâu đo, sâu đục thân. Cần phòng trừ bằng các loại thuốc Bi 58 0,1%, Deis 0,1%, Endrin pha loãng 1/400. Bệnh đốm đa giác, bệnh đốm tròn, phun phòng trừ bằng thuốc Boócđô 1% hoặc Dithan.
NTNN, 18/9/2003
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến ...
Chọn hồng ngâm ngon, không hóa chất sẽ mang lại an toàn cho bạn. Tuy nhiên, không ...
Công nghệ này được áp dụng bảo quản cho hai loại hồng dấm đỏ và hồng ngâm, ...
Quả hồng dù đã chín trên cây, vừa hái xuống cũng không ăn được ngay, trừ một ...
Giống hồng giòn không hạt MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật ...
Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ ...
Hồng MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ ...
Cây sinh trưởng càng mạnh cần tăng cường thêm lượng phân kali vì kali là yếu tố ...
Hồng giòn không hạt được trồng nhiều ở Đà Lạt. Nơi đây ngoài khung cảnh nên thơ ...
Hồng Nhân Hậu được người dân trồng trên núi đá tai mèo. Cũng thật lạ, trên một ...
Muốn phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho hồng một cách có hiệu quả, trước ...
Giống hồng mới thuộc nhóm hồng không chát hay còn gọi là giống hồng giòn (có tên ...
Hiện tượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, ...
Hồng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, giầu hàm lượng ...
Hồng là cây ăn quả á nhiệt đới được trồng lâu đời ở Việt Nam, phía Bắc ...