Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Theo VnMedia
Trồng nghệ vốn dĩ không khó song trồng nghệ cho năng suất cao thì lại là vấn ...
Gừng là lọai cây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, dùng làm gia vị cho ...
Dưới đây là một bệnh thường gặp trên cây gừng, nông dân và quý đồng nghiệp có ...
Nguyên nhân bọ hung phá hại củ giống là vì lúc này là do trời nắng nóng ...
Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt ...
Gừng là một loại gia vị phố biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Lá gừng ...
Gừng là một trong những gia vị thông dụng trong các món ăn Việt Nam, ngoài ra ...
Thời gian ủ gừng khoảng 15-20 ngày. Không được quá khô hay quá ướt. Nếu quá khô, ...
Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine ...
Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có ...
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Arizona được công bố trên tạp ...
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ ...
Theo Đông y, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành ...
Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm ...
Ở nước ta, gừng được trồng phổ biến trong các hộ gia đình với qui mô nhỏ, ...
Hiện nay gừng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và đã có một số công ...
Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ...
Từ xưa, gừng được biết đến không chỉ như một trong các loại thực phẩm gia vị, ...
Mặc dù nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng ...
Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, ...
Tinh dầu có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giúp khí huyết lưu thông, một số ...
Rượu gừng có công dụng tuyệt vời trong điều trị cảm, đau khớp và còn sử dụng ...
Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi ...
Uống trà gừng có thể giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, ...