Cây Rau, củ, quả >> Rau Rừng

Cách gây trồng và công dụng cây sưng

Cây Sưng có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể dài tới 15cm, cành màu đỏ nhạt, trên và cuống lá có những gai ngắn, dẹt, quay về phía dưới. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên.

Tên khác: Sâng, Xuyên tiêu, Hạt sẻn, Mac khen (Tày), Hoàng lực, Sơn tiêu, Lưỡng diện trâm, Chú xá (H’mông).
Tên khoa học: Zanthoxylum nitidum Roxb.
Họ Cam quý: Rutaceae.

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

Cây Sâng, sưng, xuyên tiêu, Zanthoxylum nitidum Roxb- Cây bụi, leo, có gai. Cành vươn dài. Cây Sưng có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể dài tới 15cm, cành màu đỏ nhạt, trên và cuống lá có những gai ngắn, dẹt, quay về phía dưới. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở chân, nhất là gân chính và cuống lá. Hoa mọc thành chùm xim đơn, riêng lẻ hay tập trung ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1-5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.

- Phân bố: Cây mọc hoang ở rừng núi

- Mùa hoa quả: Tháng 2-5.

2. Công dụng, chế biến

- Bộ phận sử dụng: Lá non, rễ và quả được thu hái quanh năm. Quả thu hái khi còn xanh. Phơi hoặc sấy khô. Lá non được sử dụng như rau, chế biến các món ăn với thịt trâu, thịt bò, canh mít non, chuối xanh….làm tăng thêm vị cho món ăn. Ngoài ra, sây Sưng được dùng để chữa bụng lạnh đau, thổ tả, giun sán, nhức răng, nhức xương, phong thấp, cảm mạo, giải độc, ho hen, nôn mửa, ỉa chảy, tê bại. Đặc biệt, rễ cây sắc uống ngâm rượu là một môn thuốc chữa tê thấp, sốt rét kinh niên; quả hay rễ cây cũng sắc hay ngâm rượu để ngậm chữa đau răng, giã nát bôi chỗ rắn cắn.

3. Kỹ thuật gây trồng

3.1 Giống

Sưng chủ yếu được trồng từ hạt. Hạt được hái từ cây mẹ khi chùm quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu. Hạt sau khi thu hái phơi nắng nhẹ cho hạt khô có thể tiến hành cất trữ khô hoặc xử lý gieo ươm.

3.2 Gieo ươm

Hạt được ngâm trong nước ấm 40-45o trong khoảng 6-8 giờ, sau đó gieo vào cát ẩm sâu khoảng 1cm. Khi cây con nảy mầm và bắt đầu xuất hiện lá thật thì tiến hành cấy vào bầu. Túi bầu bằng nilông có đường kính 5-7cm, cao 12-15cm. Thành phần ruột bầu 78% đất phù sa tơi nhỏ, 20% phân chuồng hoai, 2% phân lân. Bầu đóng xong xếp vào luống rộng 1-1,2m. Có thể gieo hạt trực tiếp vào bầu bằng cách dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1-2cm rồi tra hạt vào (2-3hạt/bầu) lấp kín đất.

3.3 Chăm sóc cây con


Dùng lưới che nắng cho luống bầu. Tưới đủ nước cho cây, nếu thời tiết nắng nóng cần tưới nước hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Làm cỏ phá  váng định kỳ 1 lần/tháng để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của dại và tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí. Bón thúc bằng nước phân chuồng hoai 1 lần/tháng trước khi xới đất. khi cây con có chiều cao khoảng 20-30cm, phát triển tốt thì có thể đem trồng.

3.4 Kỹ thuật trồng

Chọn đất trồng là những nơi cao ráo, nhiều mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa bồi tụ từ các dòng sông suối. Mật độ trồng: cây cách cây từ 0,5-1m, hố trồng 40x40x40cm, chủ yếu là bón phân chuồng hoai + rơm rạ mục và đất mùn tầng mặt. Lấp đất ngang mặt hố.

3.5 Thu hái và chăm sóc

Sau khi trồng cần lưu ý tưới nước giữ đủ ẩm cho đất, kết hợp làm vệ sinh xung quanh gốc cây, xới xáo  đất. Thu lá và chồi non thường xuyên. Thu hoạch sau 6 tháng trẻ hóa 1 lần, duy trì chiều cao cây từ 40-60cm, sau mỗi lần trẻ hóa cần bón bổ sung cho cây khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK mỗi gốc.

Nguồn : Rau rừng Việt Nam

Dây hương

Dây hương còn có tên gọi khác là bò khai, dây ngót rừng, rau ngót leo, Rau ...

Cải hoang – rau vị thuốc trị sốt nóng

Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn ...

Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, ...

Rau dớn và cách chế biến

Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, rau dớn được sử dụng làm rau ...

Rau bầu đất dây giúp thanh nhiệt giải độc

Bầu đất dây hay còn gọi là Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, ...

Tác dụng của dây bình bát

Mảnh bát hay còn gọi là Bát bát, Hoa bát, Dây bình bát, Dưa dại, Dây miểng ...

Công dụng cây cải trời

Cải trời là loài cây hoang dại mọc khắp nơi ở Việt Nam và ở Nam Bộ. ...

Rau càng cua: Phương thuốc bất ngờ

Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích ...

Chua ngọt rau càng cua

Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị ...

Cách gây trồng lá bép

Lá rau bép hay thường gọi lá bép có tên khoa học là Gnetum gnemon L. ...

Kỹ thuật gây trồng rau sắng

Gây trồng rau sắng có thể lấy nguồn giống từ hạt hoặc từ hom

Cách gây trồng cải hoang

Cách gây trồng cải hoang chủ yếu là từ hạt. Quả già được thu hái, phơi khô, ...

Hướng dẫn cách trồng dây lá giang

Cây lá giang, hay giang chua, dây dang còn gọi là dây đực, danh pháp hai phần: ...

Lá giang chữa đau xương khớp

Đây là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á, lá được ...

Hướng dẫn cách trồng dây hương

Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất ...

Hướng dẫn cách trồng rau lủi

Rau lủi trồng theo nhiều phương pháp như: thủy canh, nơi thiếu đất có thể trồng trong ...

Cây cải hoang

Cây của vùng lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ở rẫy, ruộng bỏ hoang, bãi ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản