Cây Rau, củ, quả >> Rau Rừng

Cách gây trồng lá bép

Lá rau bép hay thường gọi lá bép có tên khoa học là Gnetum gnemon L. var.griffithii Margf, Họ Gnetaceae - họ gấm, là cây dạng bụi hay trườn, cao từ 3 – 5m, cành non láng, lá tròn dài, quả hình thoi khi chín có màu đỏ.

Đặc điểm

Rau bép là cây thân gỗ kích thước từ nhỏ đến trung bình (không giống như phần lớn các loài khác cùng chi Gnetum đều là dây leo), cao từ 5–20 m và có nhiều nhánh. Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc đối, dài 8–20 cm và rộng 3–10 cm, lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau. Cụm "hoa" (không phải hoa thực thụ) mọc ở nách lá, có khi trên thân gỗ già, dài 3–6 cm, với hoa thành vòng ở mấu. Giống như các thực vật hạt trần khác, "hoa" của chúng thuộc loại khác gốc (các bào tử đực và cái được sinh ra trên các cây khác nhau) với 5-8 chiếc trên mỗi mấu của cụm "hoa". Sau khi thụ phấn (thực chất là sự kết hợp của tiểu bào tử phấn hoa và đại bào tử noãn) thì phôi tạo thành cùng với các tế bào khác sẽ phát triển thành hạt (quả giả). "Quả" (không phải quả thực thụ) giống như quả hạch, hình bầu dục, dài 2–5 cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ tới tía khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi "quả". Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử.

Sử dụng

Theo thông tin trên trang Web của Đại học Huế thì thành phần hoá học của hạt như sau: Trong 100 g (70-80 hạt) chứa 30 g nước, 11 g protein, 1,7 g lipit, 50 g cacbonhyđrat và 1,7 g tro. Trong lá giàu protein, chất khoáng, vitamin A và vitamin C. Cứ 100 g lá non của Gnetum gnemon tenerum có 75,1g nước, 6,6g protein, 1,2 g lipit, 9,1 g cacbonhyđrat, 6,8 g chất xơ, 1,3 g tro, 224 mg phốtpho, 151 mg canxi, 2,5 mg sắt và 10.899 IU vitamin A.

Lá non, cụm hoa, quả non, và quả chín để dùng ăn được. Hạt được nghiền thành bột và rán kỹ thành một loại bánh giòn. Bánh này có vị hơi đắng và được dùng như là đồ ăn kèm với tên gọi 'Keropok Belinjau' trong ẩm thực của người Indonesia và Malaysia.

1. Cách gây trồng lá bép từ hạt

- Nhận biết quả chín: quả chín có màu đỏ, dài. Mùa thu hái : tháng 6-7

- Xử lý gieo ươm: Quả chín thu về đem xát và đãi sạch vỏ; phơi nhẹ trong bóng râm cho se vỏ hạt và bảo quản theo phương pháp ẩm. Xử lý hạt bằng nước ấm có pha thuốc tím ở nhiệt độ 40 – 50 oC, rửa sạch thuốc tím và ủ vào cát sạch, tỉ lệ 1 hạt + 3 cát ( độ ẩm cát ủ đảm bảo khi nắm hạt cát không bị tơi ra). Thường xuyên giữ ẩm cho tới khi hạt nẩy mầm đem gieo vào bầu.

2. Cách gây trồng lá bép từ hom


Giâm hom lá bép vào bầu đất có độ tới xốp tốt ( 70% đất dưới tán rừng + 30% phân hữu cơ hoai mục). Cần che bóng 75% luống ươm ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần theo độ tuổi.

- Điều kiện gây trồng: có thể trồng dưới tán rừng ẩm, trồng phân tán hay trong các mô hình nông lâm kết hợp nơi đất nhiều mùn và đủ ẩm.

- Tiêu chuẩn cây con: cây con có chiều cao 30 – 40cm, hình dáng đẹp, lá bóng, không sâu bệnh

- Mật độ trồng: 2m x 2m, hố trồng 40 x 40 x 40cm. Mỗi hố bón 3-5 kg phân chuồng hoai mục và 50g  phân lân. Chú ý tạo độ che bóng cho cây trong giai đoạn mới trồng.

- Chăm sóc: Giai đoạn còn nhỏ cây lá bép còn chậm phát triển và chịu bóng, do vậy cần duy trì độ che bóng thích hợp, sau 2 -3 năm có thể giảm dần,định kỳ làm cỏ, bón phân, chú ý bảo vệ cây khỏi sự phá hại của gia súc.

Cách trồng cây lá bép

Kỹ thuật gây trồng một số loại rau rừng

Dây hương

Dây hương còn có tên gọi khác là bò khai, dây ngót rừng, rau ngót leo, Rau ...

Cải hoang – rau vị thuốc trị sốt nóng

Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn ...

Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, ...

Rau dớn và cách chế biến

Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, rau dớn được sử dụng làm rau ...

Rau bầu đất dây giúp thanh nhiệt giải độc

Bầu đất dây hay còn gọi là Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, ...

Tác dụng của dây bình bát

Mảnh bát hay còn gọi là Bát bát, Hoa bát, Dây bình bát, Dưa dại, Dây miểng ...

Cách gây trồng và công dụng cây sưng

Cây Sưng có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể ...

Công dụng cây cải trời

Cải trời là loài cây hoang dại mọc khắp nơi ở Việt Nam và ở Nam Bộ. ...

Rau càng cua: Phương thuốc bất ngờ

Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích ...

Chua ngọt rau càng cua

Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị ...

Kỹ thuật gây trồng rau sắng

Gây trồng rau sắng có thể lấy nguồn giống từ hạt hoặc từ hom

Cách gây trồng cải hoang

Cách gây trồng cải hoang chủ yếu là từ hạt. Quả già được thu hái, phơi khô, ...

Hướng dẫn cách trồng dây lá giang

Cây lá giang, hay giang chua, dây dang còn gọi là dây đực, danh pháp hai phần: ...

Lá giang chữa đau xương khớp

Đây là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á, lá được ...

Hướng dẫn cách trồng dây hương

Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất ...

Hướng dẫn cách trồng rau lủi

Rau lủi trồng theo nhiều phương pháp như: thủy canh, nơi thiếu đất có thể trồng trong ...

Cây cải hoang

Cây của vùng lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ở rẫy, ruộng bỏ hoang, bãi ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản