Dây hương còn có tên gọi khác là bò khai, dây ngót rừng, rau ngót leo, Rau nghiến, hồng trục. Dây hương có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume, họ Olacaceae - Dương đầu
1. Mô tả cây Dây hương
Dây leo bằng tua cuốn, có cành mềm thòng xuống, vỏ xanh. Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 10-15cm, rộng 5-7cm, có 3 gân gốc, 3-5 đôi gân bên; mặt dưới mốc mốc; cuống lá dài 5-10cm, phù ở hai đầu và hơi dính vào phía trong phiến lá, tua cuốn ở nách lá dài 15-20cm thường chẻ hai. Cụm hoa xim hai ngả, có cuống chung dài 10-15cm. Hoa nhỏ, đơn tính. Quả mọng, hình trái xoan dài 10-15mm, màu vàng hay đỏ, chứa một hạt lớn.
2. Nơi sống và phân bố
- Cây thường mọc hoang ven suối hoặc ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; tập trung nhiều ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi.
- Dây hương có mặt ở khắp Việt Nam nhưng tập trung nhiều ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, khu vực Bắc trung bộ như Phong Nha – Kẻ Bàng.
3. Công dụng, chế biến và thành phần dinh dưỡng của Dây hương
- Dây hương là một loại rau rừng rất được ưa chuộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Loại rau này đã được ưa thích ở cả miền xuôi trong vài năm gần đây, đây là loại rau có giá trị thị trường rất cao, dùng để làm rau ăn và làm thuốc.
- Thu hái và chế biến: Ngọn và lá Dây hương được thái nhỏ, vò qua, rữa kỹ trong nước sạch cho hết mùi khai rồi đem nấu canh hay xào.
- Thành phần dinh dưỡng: Trong Dây hương chứa 78,8g nước, 6g Protein, 6,1g Gluxit, 7,5g xơ, 1,6g tro, 138mg Canxi, 40,7mg Photpho, 2,6mg Caroten, 60 mg Vitamin C.
- Lá Dây hương có công dụng lợi tiểu: Dùng 20 -40g lá tươi giã nát, thêm nước gạn uống. Có khi dùng phối hợp với lá Bòng bong. Kinh nghiệm dân gian ở Bắc Thái dùng toàn cây sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm gan, viêm ruột, viêm niệu đạo, viêm thận cấp tính.
Trongraulamvuon tổng hợp
Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn ...
Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, ...
Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, rau dớn được sử dụng làm rau ...
Bầu đất dây hay còn gọi là Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, ...
Mảnh bát hay còn gọi là Bát bát, Hoa bát, Dây bình bát, Dưa dại, Dây miểng ...
Cây Sưng có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể ...
Cải trời là loài cây hoang dại mọc khắp nơi ở Việt Nam và ở Nam Bộ. ...
Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích ...
Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị ...
Lá rau bép hay thường gọi lá bép có tên khoa học là Gnetum gnemon L. ...
Gây trồng rau sắng có thể lấy nguồn giống từ hạt hoặc từ hom
Cách gây trồng cải hoang chủ yếu là từ hạt. Quả già được thu hái, phơi khô, ...
Cây lá giang, hay giang chua, dây dang còn gọi là dây đực, danh pháp hai phần: ...
Đây là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á, lá được ...
Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất ...
Rau lủi trồng theo nhiều phương pháp như: thủy canh, nơi thiếu đất có thể trồng trong ...
Cây của vùng lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ở rẫy, ruộng bỏ hoang, bãi ...