Sâm Ngọc Linh giúp bệnh nhân cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tăng thể trọng, tăng thị lực,trí lực và thể lực được cải thiện tốt.
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis Hà et Grushy, thuộc họ nhân sâm Araliaceae
1. Mô tả cây sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là loài cây thân thảo, sống nhiều năm cao đến 1 m. Thân rễ mập có đường kính đến 3,5cm, không có rễ phụ dày dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5 cm.
2. Sâm Ngọc Linh có độc tính không ?
Không có độc tính khi sử dụng liên tục dài ngày.
Nghiên cứu cho thấy, với liều 34g/kg thể trọng của bột chiết toàn phần rễ củ nhân sâm Ngọc Linh và vối liều 10,6g/kg thể trọng của saponin toàn phần của rễ củ sâm Ngọc Linh đều không gây trên súc vật thí nghiệm những triệu chứng ngộ độc nào cả.
Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng tăng lực, tăng sức bền của cơ thể, trên nội tiết sinh dục, trên hệ tim mạch….đều cho kết quả gần như tương đương với khi thí nghiệm với nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên sâm Ngọc Linh không gây tăng huyết áp như sâm Triều Tiên. Tác dụng này sâm Ngọc Linh giống với tác dụng của cây tam thất.
Có thể dùng chữa bệnh cho trẻ sơ sinh đến người già với liều dùng từ 50mg đến 200mg cho 1kg thể trọng, nghĩa là người cân nặng 50kg có thể dùng 10gr một ngày. Nếu dùng 20gr một ngày có tác gây ngủ. Nếu dùng với liều 30gr đến 40gr thì có tác dụng như một thuốc giảm đau rất kỳ diệu. Trong vòng hơn 30 năm theo dõi lâm sàng đối với những bệnh nhân K giai đoạn cuối, nếu dùng 30gr-40gr ngày không còn thấy đau đớn.
3. Sâm Ngọc Linh và công dụng chữa bệnh
Sâm Ngọc Linh giúp bệnh nhân cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tăng thể trọng, tăng thị lực,trí lực và thể lực được cải thiện tốt.
– Giảm mệt mỏi, chống nhược sức do lao động liên tục kéo dài.
– Gia tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng, khi phối hợp với các loại kháng sinh thông dụng.
– Cải thiện các chỉ số sinh hóa của cơ thể như: tăng dung tích sống, tăng chỉ số Tiffeneau, giảm cholesterol huyết. Tăng tỷ số A/G, tăng số lượng hồng cầu hemogolobin và hematocrit.
– Cải thiện suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục.
– Tăng huyết áp cho người suy nhược, huyết áp thấp.
– Nâng cao thể trọng giúp hồi phục nhanh chóng sa phẫu thuật dạ dày.
– Tác dụng giảm chữa và giảm đau khi viêm họng, giúp bệnh nhân dễ thở và ho có đờm trong các bệnh lý về phổi và phế quản. Ngăn chặn các cơn hen tái phát.
– Hiệp lực với thuốc điều trị tiểu đường.
Sâm Ngọc Linh thường không thấy được tiêu thụ và sử dụng dưới dạng củ đơn độc như rễ củ nhân sâm Triều Tiên. Sâm Ngọc Linh được sử dụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong một thanh thuốc hay một dạng bào chế ( viên, nước, xiro…)
Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc cũng với liều 2-6g một ngày.
Nguồn: Cây và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Sâm ngọc linh là một trong những vị thuốc quý, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, ...
Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm ...
Sâm Ngọc Linh được phát hiện ra từ năm 1973 tại núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, ...
Theo nhiều tài liệu, tác dụng của cây mật nhân được ví như Thần dược cho sức ...
Cây mật nhân được biết đến với vai trò của một cây thuốc quý có thể chữa ...
Cây mật nhân hay còn họi là cây Bá bênh, Bách bệnh. Mật nhân được dùng như ...
Cây sâm cau đỏ hay còn gọi là tiên mao. Bộ phận dùng chủ yếu là củ ...
Sâm cau hay sâm cau đỏ còn gọi là Tiên mao, Ngải cau. Bài viết này chia ...
Theo đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác ...
Sâm tiên mao hay còn gọi là sâm cau, ngải cau, có tên khoa học là Curculigo ...
Thổ nhân sâm còn được gọi là Sâm của người nghèo, do cây dễ trồng lại có ...
Sâm quy đá phân bố chủ yếu ở khu vực các dãy núi đá cao, khí hậu ...
Hôm nay thông qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ngâm cách sử ...
Giải mã loài sâm quý chưa từng biết đến trên núi Răng Cưa cao nguyên đá vôi ...
Sâm đá có tác dụng tái tạo tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh ...
Một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối ...