Cây thuốc >> Cây Sâm

Cách ngâm rượu sâm cau tươi

Sâm cau hay sâm cau đỏ còn gọi là Tiên mao, Ngải cau. Bài viết này chia sẻ chút kinh nghiệm cách ngâm rượu sâm cau tươi ngon thượng hạng. Uống vào rất êm và dịu.

Cách ngâm rượu sâm cau tươiNhững công dụng của Sâm cau khi đem ngâm với rượu được người xưa truyền lại. Ngoài ra sâm cau còn có tác dụng đặc biệt được nhiều quý ông khen ngợi đó là giúp cải thiện khả năng chăn gối hiệu quả đó cũng là lý do vì sao người dân miền núi và đặc biệt là đàn ông họ thường mạnh mẽ trong các khoản ấy.

Trong một lần tình cờ được người dân tộc Thái họ truyền cho chút kinh nghiệm cách ngâm rượu sâm cau tươi ngon thượng hạng. Uống vào rất êm và dịu.

Tác dụng của rượu sâm cau

Trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu những tác dụng của sâm cau trong bài viết này khi ngâm với rượu rồi sau đó sẽ đến cách ngâm

Sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.

Đặc biệt người bị yếu sinh lý nên sử dụng
Người bị đau nhức xương khớp
Người bị bệnh trĩ

Nguyên liệu và cách chọn sâm cau ngâm rượu

Nguyên liệu tốt sẽ quyết định đến sự thành công và độ ngon của rượu sâm cau, vì sao phần này tôi khuyên các bạn chú ý vì khâu chọn nguyên liệu đặc biệt quan trọng.

Cách chọn sâm cau

Nhìn qua cây sâm cau ta có thể nhận biết được củ sâm cau có chất lượng hay không thứ nhất nhìn vào hoa của cây có mầu vàng tươi không nhạt quá lá cây to chắc màu xanh đẹp lá cây đảm bảo không bị sâu cũng như úa do thiếu nước.

Củ sâm cau chất lượng phải đảm bảo những yếu tố sau vỏ ngoài có mầu đỏ trong thân màu trắng củ không bị biến dạng do bị bệnh sau khi bẻ đôi củ ra có mùi thơm nồng hơi hắc .

Cách chọn bình ngâm

Cách ngâm rươụ sâm cau tươiBình ngâm rượu các bạn nên chọn các loại bình thủy tinh, chum sành để ngâm sẽ làm tăng hương vị thơm ngon của rượu ngâm sâm cau . Nên chọn loại bình to để ngâm khoảng 10-15 lít.

Cách chọn rượu ngâm


Nên chọn loại rượu có nồng độ rượu từ 40-45 độ ( có rượu nếp ngâm càng tốt) theo mình các bạn nên chọn loại rượu quê Kim Sơn sẽ làm tăng độ ngon của rượu sẽ giúp củ sâm cau chiết xuất hết những tinh túy ra rượu. Vì sao lại chọn rượu có nồng độ trên 40 độ vì trong sâm cau có chứa chất dimethoxymricetin uống vào sẽ gây đau đầu nên nồng độ rượu phải cao một chút thì mới được ( kinh nghiệm học được của người Thái)

Đến phần quan trọng. Sau khi chọn nguyên vật liệu xong chúng ta tiến hành các bước ngâm dưới đây.

Cách làm sâm cau ngâm rượu

Xin giới thiệu tới bạn đọc chi tiết về cách chế biến cách ngâm rượu sâm cau ngon thượng hạng. Tuy nhiên hiện nay có 2 cách ngâm sâm cau đó là Ngâm đó là ngâm nguyên củ và loại thái lát mỏng. Chúng tôi xin gửi tới các bạn quy trình và 2 cách ngâm phổ biến hiện nay

Cách ngâm sâm cau nguyên củ


Loại này thường được nhiều người sử dụng vì độ thật và độ đẹp của nó tuy nhiên cũng có mặt hạn chế vì loại này muốn rượu ngấm thì phải để ít nhất trên 3 tháng.

B1: Rửa với nước

Rửa sạch sâm cau tươi với nước lã
Dùng bàn chải đánh răng hoặc giẻ rửa bát cọ cho sạch ( lưu ý cần phải cọ thật kỹ thì mới có thể loại bỏ được lớp đất bám bên ngoài của sâm cau từ đó mới có thể ra một màu đỏ đẹp mắt )
Ngâm với nước lã khoảng 30 phút cho sạch
Sau khi rửa sạch chúng ta vớt ra để khô

Kết quả: Sau khi mua sâm cau đỏ tại cửa hàng chúng tôi đem về ngâm với rượu sau 14 ngày màu rượu hơi chuyển sang màu hơi ngả vàng là chuẩn.

B2: Tiến hành ngâm với rượu

Lấy lọ thủy tinh miệng rộng cho sâm cau nguyên củ vào Nguyên tắc theo tỉ lệ ( sâm cau 1kg và 3-4 lít rượu trắng rượu nếp càng tốt)

Đổ rượu vào ngập bình theo tỉ lệ ghi phía trên

Rượu sâm cau ngâm kết quả phải vàng óng mới chuẩn tỉ lệ cũng phải chuẩn thì chất lượng rượu mới ngon được ( không nên ngâm đặc quá và loãng quá ) tỉ lệ 1/3 là hợp lý tức là 1kg sâm cau và 3 lít rượu

Cách ngâm sâm cau thái lát mỏng

Loại này thường ít người sử dụng tuy nhiên nếu ai muốn sử dụng ngay sau khi ngâm thì có thể áp dụng cách này

B1: Rửa với nước

Bước này giống bước 1 ở trên

Rửa sạch sâm cau tươi với nước lã
Dùng bàn chải đánh răng cọ cho sạch
Ngâm với nước lã khoảng 30 phút cho sạch
Sau khi rửa sạch chúng ta vớt ra để khô

B2: Thái lát


Thái lát từng miếng theo từng thớ từ 1cm-1,5cm

B3: Tiến hành ngâm

Lấy lọ thủy tinh miệng rộng cho lát sâm cau vào Nguyên tắc theo tỉ lệ ( sâm cau 1kg và 5 lít rượu trắng rượu nếp càng tốt)
 
Đổ rượu vào ngập bình theo tỉ lệ ghi phía trên

Thời gian ngâm sâm cau tươi và điều kiện bảo quản

Cuối cùng sau khi ngâm xong các bạn cần chú ý những bước tiếp theo để có thể sử dụng cũng như bảo quản tốt nhất

Thành quả của rượu ngâm sau 2 tháng rượu chuyển dần sang mầu cánh gián nhìn trông rất đẹp uống rất ngon

Thời gian ngâm sâm cau

Thời gian ngâm sau tươi nguyên củ thường rơi vào 80-90 ngày là có thể sử dụng được

Thời gian ngâm sau khi thái lát sâm cau thì ngắn hơn rơi vào khoảng 40-50 ngày là có thể dùng được luôn

Điều kiện bảo quản tránh ánh nắng để nơi khô thoáng nhiệt độ rơi vào khoảng 25 độ C.

Lưu ý và kiêng kỵ

Những người chức năng gan kém, hay bị dị ứng nên hạn chế sử dụng

Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: đầu choáng, họng khô, gò má đỏ, sốt về chiều, lòng bàn chân tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo ( nên hạn chế sử dụng )

Bình lúc mới ngâm được 3 ngày ngâm được 20 ngày chuyển màu vàng cánh gián

Chúc các bạn thành công

Hướng dẫn cách chế biến sâm ngọc linh tươi ...

Sâm ngọc linh là một trong những vị thuốc quý, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, ...

Sâm bố chính có công dụng và tác dụng gì

Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm ...

Sâm Ngọc Linh thần dược giảm đau cho bệnh ...

Sâm Ngọc Linh được phát hiện ra từ năm 1973 tại núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, ...

Tác dụng của cây mật nhân Thần Dược Cho ...

Theo nhiều tài liệu, tác dụng của cây mật nhân được ví như Thần dược cho sức ...

Cây mật nhân có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây mật nhân được biết đến với vai trò của một cây thuốc quý có thể chữa ...

Cây mật nhân, bá bệnh, bách bệnh

Cây mật nhân hay còn họi là cây Bá bênh, Bách bệnh. Mật nhân được dùng như ...

Giới thiệu về cây sâm cau

Cây sâm cau đỏ hay còn gọi là tiên mao. Bộ phận dùng chủ yếu là củ ...

Cây sâm cau, sâm cau đỏ những công dụng ...

Theo đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác ...

Sâm tiên mao rừng (sâm cau đen) – Thần ...

Sâm tiên mao hay còn gọi là sâm cau, ngải cau, có tên khoa học là Curculigo ...

Thổ Nhân Sâm

Thổ nhân sâm còn được gọi là Sâm của người nghèo, do cây dễ trồng lại có ...

Sâm quy đá

Sâm quy đá phân bố chủ yếu ở khu vực các dãy núi đá cao, khí hậu ...

Cách ngâm rượu sâm xuyên đá

Hôm nay thông qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ngâm cách sử ...

Sâm xuyên đá loài sâm quý nhất nhì của ...

Giải mã loài sâm quý chưa từng biết đến trên núi Răng Cưa cao nguyên đá vôi ...

Sâm Đá – Dị thảo kỳ quái mọc xuyên ...

Sâm đá có tác dụng tái tạo tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh ...

Sâm Ngọc Linh và công dụng chữa bệnh

Sâm Ngọc Linh giúp bệnh nhân cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tăng thể trọng, ...

Khám phá tác dụng của Sâm Ngọc Linh – ...

Một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản