Cây Rau, củ, quả >> Rau Rừng

Kỹ thuật gây trồng rau sắng

Gây trồng rau sắng có thể lấy nguồn giống từ hạt hoặc từ hom

Rau sắng (danh pháp hai phần: Melientha suavis) là loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy từ cây sắng, loại cây thuộc bộ Đàn hương (người Việt còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, người Dao gọi là lai cam, người Mường gọi là là tắc sắng, dân tộc Tày – Thái gọi là pắc van và tất cả đều có nghĩa là rau ngọt). Khác với đa phần các loại rau trong văn hóa ẩm thực người Việt thường là những loại cây nhỏ, thân bụi, loại thảo, cây sắng là một dạng cây thân gỗ (loại mộc) mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100–200 m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh, thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng có mật độ cao nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ. Thân cây sắng to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20–30 cm, vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái.

Cây sắng là một loại cây khá đặc biệt, cả cây cái và cây đực đều ra những chùm hoa trắng muốt lấm tấm như hoa ngâu, gọi là chùm rồng rồng, nhưng chỉ hoa những cây cái mới kết quả. Trước kia cây sắng chỉ mọc hoang dã và bị người dân khai thác kiểu tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc, phát triển nên là một trong những loại cây có nguy cơ tuyệt chủng cao, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cây sắng ưa đất ẩm, sống bằng mùn đất do lá cây mục nát tạo ra, thường mọc dưới tán lá của những loại cây khác, không ưa các loại phân bón hóa học. Dù khá khó trồng do kén đất và nhạy cảm với các phương thức chăm sóc cơ học, cây vẫn có thể được nhân giống bằng hạt, hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh hoặc trồng xen với cây ăn quả. Hiện nay đã có nhiều nơi trồng thành công, nhờ những dự án bảo tồn và phát triển cây sắng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

Cuối mùa đông cây sắng rụng hết lá già, đến những ngày đầu của mùa xuân, khoảng tháng tháng 2, cây bắt đầu ra những ngọn lá non đầu tiên, và đến tháng 3 tháng 4 là đỉnh điểm mùa thu hoạch ngọn, lá và cả những chùm hoa. Thường cây sắng có độ tuổi từ 3-4 năm trở lên sẽ bắt đầu được thu hái, nhưng phải vài năm sau cây mới đạt hiệu suất cao nhất. Khi bị cắt những đọt ngọn, cây sẽ nhanh chóng mọc ra tua tủa những chồi non, nhưng cũng không nên khai thác quá mạnh tay vì cây sẽ còi cọc, thường trong khoảng trên dưới một tháng sau là có thể thu hoạch tiếp đợt mới.

Những chùm rồng rồng và quả non cũng được thu hái để chế biến các món ăn. Đến khoảng tháng 6, trên những cây sắng cái quả chín vàng thành chùm lúc lỉu, tròn dài và to như quả nhót, đây cũng là thời điểm đánh dấu mốc hết mùa rau sắng.

1. Gây trồng rau sắng từ hạt

- Nhận biết quả chín:
quả rau sắng chín có màu vàng. Mùa thu hái: tháng 6-7

- Xử lý gieo ươm: Quả chín vàng thu hái trong thời gian ngắn, xát sạch vỏ, cùi, sạn đá, xử lý ngâm trong thuốc tím 0,5% trong 15 phút ở nhiệt độ 40oC- 50oC, sau đó rửa sạch thuốc tím và ủ vào cát sạch tỷ lệ 1 hạt 3 cát, thường xuyên giữ ẩm cho tới khi hạt nẩy mầm,ta  đem gieo vào bầu.

2. Gây trồng rau sắng từ hom

2.1 Cách chọn hom để gây trồng rau sắng


Hom đươc lấy từ các chồi cấp 1 ở cây rau sắng mẹ sau khi thu hái phần chồi non làm rau. Hom giâm phải mập, khỏe, không bị sâu bệnh, sức sống tốt, khi chồi mới ở giai đoạn bánh tẻ mới tiến hành cắt làm hom giâm.

2.2 Cắt và xử lý hom

Cắt hom giâm thường vào lúc tiết trời ấm áp ( với miền Trung là từ tháng 3 – tháng 9), chiều dài hom từ 15-20cm; mỗi hom ít nhất mang 3 mắt lá; các lá tồn tại trên hom được cắt bớt 2/3 diện tích lá, ngâm vào chậu nước, sau khi kết thúc giai đoạn cắt hom, ta vớt hom ra, vẩy cho ráo nước sau đó chấm vào thuốc kích thích sinh trưởng IBA có nồng độ từ 500ppm -750ppm trước khi giâm vào bầu.

3.3 Kỹ thuật giâm hom khi gây trồng rau sắng

- Hom rau sắng  được giâm có chiều sâu 3-4cm, dùng tay ém chặt gốc hom. Để tỷ lệ thành công cao, các luống giâm hom cần có mái che mưa nắng, và hệ thống phun sương tự động.

- Hỗn hợp đất đóng bầu cần được tơi xốp với tỉ lệ 70% đất mùn + 30% phân hoai mục, luống giâm cần được he bóng hoàn toàn cho đến lúc cây ra lá mầm, thường xuyên tưới ẩm, luống giâm phải thoát nước tốt. Sau 4 – 5 tháng giảm độ che bóng xuống còn 60 – 70%. Từ tháng 4 trở đi đảo cây tháng 1 lần.Thường xuyên làm cỏ, phá váng, tưới bổ sung đạm, lân từ tháng thứ 3. Nếu có hiện tượng héo do nấm, phun Booc – đô nồng độ 1%/ngày/ lần cho tới khi dừng hẳn.

- Điều kiện gây trồng rau sắng: Trồng dưới tán rừng , phù hợp nhất là núi đá vôi, không nhất thiết phải phát dọn hết thực bì mà chỉ làm cục bộ, nếu có điều kiện tưới nước trên diện rộng thì càng tốt để tăng năng suất và  điều chỉnh thời điểm thu hoạch. Có thể trồng phân tán hay áp dụng mô hình nông lâm kết hợp những nơi đất đủ ẩm, không chua, thoát nước tốt.

- Tiêu chuẩn cây con: Cây con có chiều cao 25 – 30 cm, đường kính gốc 1,5 – 2,5 mm, hình dáng đẹp, lá bóng, không sâu bệnh.

- Mật độ trồng: 2 x 2,5m hoặc 2 x 2m; hố trồng 40 x 40 x 40. Mỗi hố bón lót 3 – 5 kg phân chuồng và 50 g phân lân. Chọn thời tiết thích hợp và nén chặt đất khi trồng. Chú ý tạo độ che bóng cho cây rau sắng ở giai đoạn mới trồng.

- Chăm sóc: Giai đoạn cây con cần duy trì độ che bóng 30 – 50%, sau 2-3 năm thì giảm dần, tới năm thứ 4 -5 thì có thể mở tán hoàn toàn cho cây trồng. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo, bụi rậm làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây rau sắng.

Trồng cây rau sắng

Kỹ thuật gây trồng rau rừng

Dây hương

Dây hương còn có tên gọi khác là bò khai, dây ngót rừng, rau ngót leo, Rau ...

Cải hoang – rau vị thuốc trị sốt nóng

Thông thường những loại rau mọc ngoài tự nhiên mà ta hay gọi là rau rừng, luôn ...

Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, ...

Rau dớn và cách chế biến

Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, rau dớn được sử dụng làm rau ...

Rau bầu đất dây giúp thanh nhiệt giải độc

Bầu đất dây hay còn gọi là Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất, Dây chua lè, ...

Tác dụng của dây bình bát

Mảnh bát hay còn gọi là Bát bát, Hoa bát, Dây bình bát, Dưa dại, Dây miểng ...

Cách gây trồng và công dụng cây sưng

Cây Sưng có nhiều cành dài 1-2m, có thể dài tới 15m, đường kính thân có thể ...

Công dụng cây cải trời

Cải trời là loài cây hoang dại mọc khắp nơi ở Việt Nam và ở Nam Bộ. ...

Rau càng cua: Phương thuốc bất ngờ

Rau càng cua còn có tên là đơn kim, đơn buốt, cúc áo, quỷ châm thảo, thích ...

Chua ngọt rau càng cua

Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị ...

Cách gây trồng lá bép

Lá rau bép hay thường gọi lá bép có tên khoa học là Gnetum gnemon L. ...

Cách gây trồng cải hoang

Cách gây trồng cải hoang chủ yếu là từ hạt. Quả già được thu hái, phơi khô, ...

Hướng dẫn cách trồng dây lá giang

Cây lá giang, hay giang chua, dây dang còn gọi là dây đực, danh pháp hai phần: ...

Lá giang chữa đau xương khớp

Đây là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á, lá được ...

Hướng dẫn cách trồng dây hương

Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất ...

Hướng dẫn cách trồng rau lủi

Rau lủi trồng theo nhiều phương pháp như: thủy canh, nơi thiếu đất có thể trồng trong ...

Cây cải hoang

Cây của vùng lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ở rẫy, ruộng bỏ hoang, bãi ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản