Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài công dụng y học, sắn dây còn là nguồn phân xanh và thức ăn cho gia súc.
Chọn giống:
Sắn dây được trồng bằng thân cây nên khi thu hoạch nên chọn những dây bánh tẻ, độ dài dây sắn để trồng từ 0,5-1m (cứ cách 15-20cm có một mắt mầm là tốt nhất). Khi cắt dây bánh tẻ xong, lấy vôi đã tôi chấm vào 2 đầu vừa để giữ cho cây được tươi lâu và tránh nấm bệnh, lấy dao cắt các cành mọc trên dây không làm dây xây xát, sẽ bị mất nước khô dây. Dây giống nên cuộn thành vòng tròn, đường kính 20-25cm. Nếu chưa trồng ngay nên đào một hố nhỏ, giâm dây giống xuống, phủ một lớp đất mỏng lên, sau đó phủ một lớp bèo, phủ rơm lên trên lớp đất mặt để giữ ẩm, thỉnh thoảng tưới nước lên bề mặt.
Thời vụ trồng:
Nên trồng vào cuối đông hoặc đầu xuân từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch năm sau, thời tiết rét thì trồng muộn hơn.
Cách trồng:
Sắn dây có thể trồng ở mọi nơi có tận dụng đất. Các bước tiến hành như sau: đào hốc trồng kích thước 1 x 1m, sâu 0,3-0,5m. Hốc cách hốc 2m. Đổ lớp mùn rơm rạ, lá cây hoai mục xuống đáy hốc. Rắc một lớp đất bột dày 5-10cm lên trên lớp mùn. Bón từ 25-30kg phân chuồng/hốc. Phủ một lớp đất dày 5-10cm lên trên lớp phân chuồng. Đặt dây giống và phủ đất mùn, rơm rạ hoặc lá cây hoai mục lên trên cùng (tránh lấp vào mầm cây).
Chăm sóc:
Khi mầm cây phát triển được 10-20cm thì làm giàn cho sắn dây leo hoặc tận dụng những thân cây gỗ to cho sắn leo. Khi thân sắn cao khoảng 1m thì cuộn dây lại lần nữa, sau đó phủ đất và mùn lên trên nhằm mục đích tạo ra tầng củ thứ 2. Thường xuyên làm sạch cỏ, đảm bảo cho đất luôn tơi xốp. Khi sắn trồng được 3 tháng bón thúc bằng phân NPK từ 0,1-0,2 kg/hốc. Thường xuyên tạo độ ẩm cho đất để thân cây phát triển nhanh.
Thu hoạch:
Thu sắn vào cuối tháng 11-12 âm lịch, khi thấy cây có hiện tượng xuống lá, xuất hiện nhiều phấn trắng trên lá, lá bị rỗ lốm đốm, ngả màu. Khi thu hoạch cần tránh để xây xát củ, để đảm bảo chất lượng tinh bột.
Báo Nông thôn ngày nay
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...
Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. ...
Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...
Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng ...
Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể ...
Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...
Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...
Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...
Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...
Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...
Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...
Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...
Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...
Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...
Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, ...
Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...
Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ ...