Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng để chế biến thành các món ăn vừa đơn giản lại vừa tốt cho tiêu hóa như xào, nấu canh, sa lát… Ngoài ra, củ đậu còn là loại củ có nhiều lợi ích về sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới.
1. Củ sắn giải nhiệt
Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, giải khát vì trong thành phần củ đậu có đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ngoài ra củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.
2. An toàn
Củ đậu là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền nhưng được coi là an toàn vì không có chất bảo quản.
Củ đậu là thực phẩm sạch vì không có chất bảo quản.
3. Củ sắn tốt cho tiêu hóa
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện. Ngăn ngừa táo bón cho bà bầu.
4. Làm đẹp da
Củ đậu tươi còn là liệu pháp làm đẹp rẻ tiền mà rất hữu hiệu cho phái đẹp. Mùa đông, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
Ăn nhiều củ đậu giúp chị em có làn da đẹp
5. Trị ốm nghén
Vì trong thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột nên rất có lợi cho các bà bầu ốm nghén. Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn. Nhưng bạn yên tâm, củ đậu chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng vì độ giòn ngọt tự nhiên của nó.
6. Giảm cân
Các bạn nên biết, trong 100g củ đậu có 92g nước, 1g protit, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, cung cấp được 29kcalo nhưng không có các chất béo. Đây là một thực phẩm vô cùng lý tưởng đối với phụ nữ muốn giảm cân.
Lưu ý: Đối với lá và hạt củ đậu. Trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính là thành phần chất rotenon và tephrosin. Nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Vì vậy khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí toàn thân bị co giật, đau bụng dữ dội, loạn nhịp tim, suy hô hấp, tụt huyết áp…
T.T (TH)-megafun.vn
Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. ...
Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...
Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng ...
Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng ...
Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể ...
Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...
Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...
Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...
Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...
Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...
Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...
Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...
Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...
Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...
Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, ...
Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...
Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ ...