Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. Trên thế giới, củ sen được xem là thực phẩm mang nhiều may mắn và có công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm.
Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể. Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí.
Với phong cách ẩm thực thiên về tươi sống để giữ cho vitamin không bị giảm đi trong quá trình nấu, người phương Tây thường chế biến củ sen thành các món ăn tươi như: salad củ sen, sandwich củ sen, nước ép củ sen.
Sau đây là một số công dụng của củ sen được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận, theoHealth Benefits:
1. Cải thiện chức năng miễn dịch
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như giảm cân.
3. Kiểm soát thần kinh
Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.
4. Điều hòa huyết áp
Sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý tạo nên vị ngọt giòn của sen. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể còn kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.
5. Thiếu máu do rong kinh
Nước ép củ sen hay canh củ sen là phương pháp tuyệt vời để tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau khi hành kinh.
6. Cầm máu
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.
7. Táo bón hoặc tiêu chảy
Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
8. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Củ sen mọc dưới bùn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và nước rồi chuyển hóa thành năng lượng dưới dạng tinh bột. Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.
9 Bảo vệ tim
Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin… Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.
10. Loại bỏ chất nhầy
Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Muốn có kết quả chữa bệnh tốt hơn và thức uống ngon hơn, nên ép củ sen cùng cà rốt để uống.
11. Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Uống nước ép củ sen với cam để hạ sốt. Trà củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.
Nguồn : yahoo.com
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...
Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...
Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng ...
Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng ...
Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể ...
Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...
Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...
Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...
Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...
Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...
Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...
Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...
Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...
Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...
Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, ...
Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...
Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ ...