Rau củ quả >> Cây Lấy Củ Nói Chung

Vị thuốc của cây ấu

Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7 – 9.

Thường có 2 giống:

- Ấu gai cho quả có 2 sừng nhọn như gai, năng suất thấp.

- Ấu trụi cho quả có 2 sừng tù, năng suất cao.

Củ ấu - vị thuốc của cây ấuNếu quả ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương. Nếu quả đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu, cần thu hoạch liền.

Quả ấu mà ta thường gọi là củ ấu (Fructus Trapae) phải thu hoạch lúc già, đem luộc chín, lấy nhân ra, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. vỏ quả phơi khô để làm thuốc. Toàn cây tươi hoặc phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

Trong 100g thịt quả ấu có chứa: Protein 3.6g, lipid 0.5g, glucid 24g, Ca 9mg, P 49mg, Fe 0.7mg, caroten 0.01mg, vitamin Bl 0.23mg, B2 0.05mg, PP 1.9mg, C 5mg, cung cấp 115 calo.

Theo đông y, thịt quả ấu có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ mát, giải thử nhiệt, giải độc, giải rượu, trừ phiền. Ăn vào giúp ích khí, kiện tỳ, bổ ngũ tạng.

Sách Bán thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518 –  1593) cho rằng củ ấu có công năng cầm tiêu cháy, chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, loét dạ dày… Ngày dùng 30-60g, sắc uống.

Vỏ quả ấu dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung. Toàn thân dùng chữa trẻ em sài đầu, giải độc rượu và làm cho sáng mắt. Liều dùng 10 – 16 g, dạng thuốc sắc.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng ấu

1. Giải trúng nắng, giải say rượu, dã độc thuốc

Dùng thịt quá ấu tươi 150 – 250g, nhai nát nuốt dần hoặc giã nát, chế thêm nước nguội để uống.

2. Chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, cầu lỏng, hay đau bụng lạnh

Thịt quả ấu 50g, bạch truật 16g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, màng mề gà (kê nội kim) 6g, cam thảo bắc 3g. sắc với 750ml nước, còn lại 300ml chia 2-3 lần uống lúc đói bụng.

3. Chữa viêm loét dạ dày

Thịt quả ấu 30g, hoài sơn 16g, táo đỏ 16g, bạch cập (Rhizoma Bletillae) 10g; gạo nếp 100g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ đế nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Món này còn là món ăn bổ trợ tốt cho những người bị ung thư dạ dày.

4. Chữa đại tiện ra máu

Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hòe (sao) 8g, gương sen (sao) 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

5. Chữa trĩ ra máu

Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè đế bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.

6. Hư nhiệt, phiền khất

Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g; câu kỷ tử 6g hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g, sắc uống.

7. Loét dạ dày, loét cổ tử cung

Lấy vỏ củ ấu sao vàng cho có mùi thơm rồi sắc với nước uống.

Người ta còn lấy thịt quả ấu sấy khô, tán bột, hòa với đường hoặc mật để làm bánh ăn rất ngon và bổ dưỡng, phòng chống thứ nhiệt mùa nắng nóng.

Củ ấu đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu vừng, dùng bôi ngoài trĩ, mụn nước, nhiễm trùng sưng ngoài da; đun nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng (lòi dom).

Tuy củ ấu là vị thuốc tốt và thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không được dùng

Lương y Đinh Công Bảy – Y học và sức khỏe

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

11 lợi ích bất ngờ của củ sen

Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. ...

Kỹ thuật trồng su hào Hàn Quốc

Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...

Kỹ thuật trồng sắn dây

Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng ...

Kỹ thuật trồng cây Su Hào

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể ...

Công dụng và bài thuốc từ củ năng

Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...

Su hào giàu dinh dưỡng, ít calo - thực ...

Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...

Cẩn thận khi ăn củ sắn

Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...

Tản mạn về lợi ích các loại củ khoai

Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...

Cách trồng su hào an toàn

Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...

Công dụng tuyệt vời của su hào

Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...

9 lí do nên ăn hạt lạc

Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

Trồng củ mài

Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...

Tác dụng chữa bệnh của củ mài

Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...

Thuốc bổ từ củ mài

Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, ...

Một số bài thuốc với củ mài - hoài sơn

Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...

Cây củ mài và vị thuốc Hoài sơn

Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản