Rau củ quả >> Cây Lấy Củ Nói Chung

Thuốc bổ từ củ mài

Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.

Cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.

Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc và miền Trung. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Củ mài được trồng nhiều ở đồng bằng để làm dược liệu. Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.

Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Thường dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát; thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,… Dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc bổ thường dùng

Cháo bổ tỳ: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

Chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g, bố chính sâm 16g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g, hạt cau 10g, nam mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.

Củ mài với vị thuốc Hoài sơn trong đông y

 

Chữa chán ăn, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g, khiếm thực 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g, đường trắng 30g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 - 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng.

Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ: Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

Chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm: Củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Tác dụng: tẩm bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.

Cháo củ mài chữa bệnh đường ruột: Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon, ngoài ra củ mài sau khi chế biến còn là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y (gọi là hoài sơn hay sơn dược). Bộ phận dùng là rễ phình ra thành củ, dùng sống thường gọi là củ mài. Thành phần: trong củ mài chủ yếu có tinh bột, protein, allatoin, các acid amin, ngoài ra có nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, củ mài vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, phế, thận và vị. Có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích tinh sáp niệu. Dùng cho các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, gày còm mỏi mệt, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, đái dắt tiểu ít, đái hạ (huyết trắng), tiểu đường... Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh đường ruột từ cháo bột củ mài.

Nước bột gạo củ mài: Củ mài 100g, khiếm thực 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g, đường trắng 30g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 - 60g pha với nước sôi, đường trắng. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chán ăn, chậm tiêu do tỳ vị hư nhược.

Hồ cháo củ mài: Củ mài, số lượng tuỳ ý, sao vàng tán bột để sẵn, để khuấy bột với nước cơm, nước hồ, thêm ít muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân kiết lỵ, tiêu chảy.

Cháo củ mài: Sơn dược 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tuỳ ý. Ăn quanh năm, ăn phụ sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.

Cháo củ mài ý dĩ: Sơn dược 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 -100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.

Sưu tầm

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

11 lợi ích bất ngờ của củ sen

Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. ...

Kỹ thuật trồng su hào Hàn Quốc

Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...

Kỹ thuật trồng sắn dây

Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng ...

Vị thuốc của cây ấu

Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng ...

Kỹ thuật trồng cây Su Hào

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể ...

Công dụng và bài thuốc từ củ năng

Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...

Su hào giàu dinh dưỡng, ít calo - thực ...

Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...

Cẩn thận khi ăn củ sắn

Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...

Tản mạn về lợi ích các loại củ khoai

Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...

Cách trồng su hào an toàn

Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...

Công dụng tuyệt vời của su hào

Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...

9 lí do nên ăn hạt lạc

Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

Trồng củ mài

Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...

Tác dụng chữa bệnh của củ mài

Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...

Một số bài thuốc với củ mài - hoài sơn

Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...

Cây củ mài và vị thuốc Hoài sơn

Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản