Rau củ quả >> Cây Lấy Củ Nói Chung

Cây củ mài và vị thuốc Hoài sơn

Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ nâu (DIOSCORESCEAE). Cây Củ mài là một loại dây leo có thân củ, mọc hoang ở vùng rừng núi nước ta. Củ mài khá to, có củ dài hàng mét, đường kính 2 – 10cm

Củ Mài - Radix Dioscoreae

Tên khác: Hoài sơn ( 山 藥), Sơn dược.

Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill, họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Cây củ mài vị thuốcMô tả: Dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.

Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài Phân bố: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân.

Thu hái: Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.

Tác Dụng Dược lý : + Tăng đồng hóa và hướng sinh dục (Gonodotrope): Thí nghiệm trên chuột cống trắng còn non, có cân nặng 45-60g, gồm cả đực và cái, cho ăn Hoài sơn dưới dạng bột với liều 20g/kg liên tiếp trong 28 ngày, lô chuột đối chứng cho ăn bột gọa. Đến ngày cuối cùng, cân lại trọng lượng chuột, giết chuột, bóc tách tử cung, buồng trứng ở chuột cống cái và tinh hoàn, tiền liệt tuyến, cơ nâng hậu môn ở chuột cống đực, cân tươi ngay trọng lượng các cơ quan trên và tiến hành so sánh trị số trung bình của lô dùng thuốc với lô đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy : với liều lượng dùng trên , Hoài sơn thể hiện các tác dụng sau :

- Trên chuột cái còn non : trọng lượng tử cung tăng 1 cách đáng kể so với lô chứng là 66% ( P< 0,001), còn đối với trọng lượng buồng trứng tuy có tăng (17,5%) nhưng không có ý nghĩa về mặt sác xuất thống kê.

- Trên chuột cống đực, Hoài sơn còn có tác dụng làm tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn 1 cách có ý nghĩa, so với đối chứng tăng 372% ( P< 0,001).

- Đối với trọng lượng cơ thể chuột ( cả cái lẫn đực), Hoài sơn đều không có ảnh hưởng rõ rệt.

Căn cứ vào những kết quả trên cho thấy Hoài sơn có tác dụng làm tăng đồng hóa và hướng sinh dục trên chuột cống đực.

Dioscorea Batatas có khả năng tăng cường tác dụng của nội tiết tố sinh dục nam. Dịch chiết Hoài sơn làm tăng trọng lượng tuyến tiền liệt và túi tinh của súc vật thí nghiệm. Chất Mucin tồn tại trong Hoài sơn sau khi bị phân giải cho chất Protid và Hydrat Carbon, có tính chất bổ. Men có trong Hoài sơn ở nhiệt độ thích hợp (45-500) có khả năng thủy phân chất đường rất lớn, trong Axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 3 lần trọng lượng đường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Thành phần hoá học:
Củ mài chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.

Công năng: Kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.

Công dụng: Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: 1. Người có cơ thể suy nhược; 2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; 3. Bệnh tiêu khát; 4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; 5. Viêm tử cung (bạch đới); 6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; 7. Ra mồ hôi trộm.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

1. Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh đái đường gầy róc, dùng Hoài sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ mài luộc ăn.

2. Chữa trẻ em ỉa chảy kéo dài, hoặc ỉa phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài 200g, Củ súng, Hạt sen, Ý dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.

3. Thuốc bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g (viên Kiến thiết của Hợp tác xã Hợp châu).

Chú ý: Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ... tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu công bố.

Củ mài vị thuốc hoài sơn

Thông tin khác

Trong Củ mài có 63,25% gluxit, 0,45% lipit, 6,75% protit. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong Củ mài chất muxin – một loại protit nhớt, chất alantoin, acginin, colin và men mantoza.

Củ mài không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà là một vị thuốc quý với cái tên Hoài sơn. Theo tài liệu y học cổ: Hoài sơn vị ngọt, tính bình, vào bốn kinh tỳ, vị, phế và thận, có tác dụng bổ tỳ vị, chỉ tả, bổ phế, thận, sinh tân chỉ khát, bình suyễn… được dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và chữa các bệnh ăn kém tiêu, viêm ruột mạn tính, di tinh, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện nhiều lần, trẻ em suy dinh dưỡng… Liều dùng mỗi ngày uống 10 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cách thu hái và chế biến Hoài sơn: Mùa đào củ mài tốt nhất là về thu – đông và đầu xuân (từ tháng 10 đến tháng 3, 4). Đào củ về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lọ sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là dùng được. Muốn có Hoài sơn đẹp dùng cho xuất khẩu, người ta chế biến cầu kỳ hơn nhiều, phải ba lần sấy diêm sinh.

Trong Đông y, Hoài sơn được dùng chủ yếu làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, chữa trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng. Nó có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa “cam” trẻ em. Viên cam tích: Hoài sơn 100g, Ý dĩ 100g, hạt Sen 100g, Sử quân tử 80g, hạt Keo dậu 100g, Thần khúc 100g, Trần bì 50g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán thành bột, luyện hồ làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15 – 20 viên. Thuốc này dùng chữa trẻ em gầy còm, chậm lớn, bụng ỏng, da xanh, đau bụng giun… có tác dụng tốt.

Viên phì nhi: Hoài sơn, hạt Sen, Đậu ván trắng (lượng bằng nhau, mỗi thứ 1kg; Ý dĩ, Mạch nha, Sơn tra ( lượng bằng nhau, mỗi thứ 700g); Gạo nếp 2kg. Tất cả đem phơi khô, sao vàng, tán bột, rây mịn, luyện với đường, làm viên bằng hạt đậu xanh, sấy khô, cho vào lọ nút kín. Thuốc này chủ trị các chứng cam tích, trẻ em gầy còm, ăn uống kém, đau bụng giun, đại tiện phân sống, ngày uống hai lần với nước nóng, mỗi lần từ 10 đến 20, 30 viên tùy theo tuổi.

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

11 lợi ích bất ngờ của củ sen

Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. ...

Kỹ thuật trồng su hào Hàn Quốc

Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...

Kỹ thuật trồng sắn dây

Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng ...

Vị thuốc của cây ấu

Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng ...

Kỹ thuật trồng cây Su Hào

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể ...

Công dụng và bài thuốc từ củ năng

Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...

Su hào giàu dinh dưỡng, ít calo - thực ...

Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...

Cẩn thận khi ăn củ sắn

Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...

Tản mạn về lợi ích các loại củ khoai

Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...

Cách trồng su hào an toàn

Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...

Công dụng tuyệt vời của su hào

Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...

9 lí do nên ăn hạt lạc

Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

Trồng củ mài

Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...

Tác dụng chữa bệnh của củ mài

Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...

Thuốc bổ từ củ mài

Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, ...

Một số bài thuốc với củ mài - hoài sơn

Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản