Thân cây khúc khuỷu, càng về phía ngọn thì càng khúc khuỷu gấp hơn, lá thưa thớt nhưng không phải còi cọc.
Không lẫn vào đâu được trong những dáng nho nhả ấy, với thân hình mảnh khảnh, khẳng khiu gân guốc, lại vừa có vẻ từng trải tháng năm. Bonsai dáng nhân văn (Bunjin style bonsai) đã gây được sự chú ý đặc biệt không chỉ với giới nho sĩ ngày xưa mà nay chúng cũng tạo được cảm tình và ấn tượng mạnh đối với người chơi theo phong cách hiện đại, dáng nhân văn còn tượng trưng cho nghị lực sống vươn lên của số phận con người.
Tạo dáng văn nhân khó ở chỗ thân cây khúc khuỷu nhưng hợp lý ở từng đoạn đổi chiều chứ không phải loằn ngoằn rối mắt, nhánh rất ít nhưng nhìn vẫn thấy đầy đủ, nhánh chỉ có một bên nhưng nhìn cây vẫn cân bằng, lá ít nhưng nhìn cây không còi cọc, thân mảnh khảnh nhưng không yếu ớt, rễ không tua tủa nhưng cây vẫn đầy sức sống… và cuối cùng chậu nhỏ đất ít nhưng cây vẫn xanh tươi.
Uốn cành rơi tạo ấn tượng cho người xem bời các yếu tố:
Độ khó: uốn thật khúc khuỷu, sau này cây già nhìn rất bắt mắt, gây kích thích cho người xem. Độ ấn tượng sẽ đạt đỉnh cao nếu bạn có thể uốn 2 co trong 1 co.
Đa chiều: Khi uốn phải tạo sao cho dù người xem đứng ở góc độ nào cũng thấy cành rơi có độ lắc và xoắn.
Độ già và tỉ lệ: Cành rơi nếu uốn đạt đuợc 2 yếu tố trên với tỉ lệ hài hòa khi cành già đi nhìn sẽ rất đẹp.
Uốn cành rơi là kỹ thuật các bạn cũng có thể ứng dụng cho cành phóng, hay bay, hay 1 cành bình thường nhưng hơi dài và uốn không rơi xuống:
– Cách uốn:
Đối với cành rơi khi quấn dây phải nhặt (dày) hơn cành thường vì do bẻ độ cong nhiều, tránh trường hợp nứt, gãy, nếu sợ có thể bó bằng dây nylon hoặc cao su non là tốt nhất. Khi quấn chú ý tại đỉnh mỗi đường con nên có dây nhôm để tránh gãy. Bắt đầu uốn, phần sát chân cành nên uốn xuống 1 nhịp, cong gập vô thân tạo co (đường con) đầu ấn tượng. Sau đó uốn vòng ra phía sau tạo co 2 (Nên uốn co 2 luôn luôn đi hướng ra sau để tạo chiều sâu cho cây cho tất cả các kiểu cành), khi uốn ra sau thấy độ cong vừa đủ thì uốn về lại phí trước, đồng thời hơi chếch xuống duới gốc. Sau đó uốn tiếp đến co 3, co này uốn hơi chếch lên phía trên tạo độ đa chiều cho cành. Rồi lại uốn vòng xuống co 4, co 4 uốn ra phía truớc và cũng chếch xuống dưới. Sau đó lại uốn đến co 5,6…tương tự như co 2,3,4.
Phần co uốn lên trên có tác dụng làm cho cành nhìn đa chiều và phủ kín các chỗ trống tạo độ dày cho cành, không nhất thiết phải uốn theo chu kỳ: sau , trên, trước mà có thể thấy chỗ nào trống, hoặc muốn tạo độ ấn tượng bất ngờ thì uốn lên trên (như co 3) cũng được. Các co uốn như thế nào cũng được, miễn là độ rộng của co giảm dần từ chân cành cho đến đầu ngọn cành để tạo độ tự nhiên theo sinh lý của cây và tạo độ đẹp khi chiêm ngưỡng.
– Cách bố trí chi nhỏ trên cành rơi:
Tại cách đỉnh của các co lấy 1 nhánh nhỏ rồi xòe tàn Tại phần sát ngọn của cành có thể sắp thành 1 tái hơi tam giác, nhưng vẫn phải tạo co như phía trên sát thân, sắp sao cho tổng thể là tam giác kín nhưng phải thóang, và thấy được lớp lớp được phân tàn rất rõ trong cành rơi.
Cần chú ý thêm: Cành rơi thường phải nuôi lớn hơn những cành khác rất nhiều, nhưng khi nuôi các cành lại phát triển không như ý. vì cành rơi phát triẻn kém hơn các cành khác do cành bị chúi xuống.Để khắc phục khi uốn cành rơi, trong quá trình nuôi cành rơi lấy độ dài, khi cắt tỉa cây không nên cắt tỉa cành rơi mà cứ để nó mọc tự nhiên. Sau khi lấy độ dài vừa ý, bạn đừng cắt phần ngọn thừa đi mà bẻ cong lên, phần ngọn này sẽ phát triển như nhánh bình thường làm cành rơi to theo.
Khi uốn cành rơi nên uốn các co gấp hơn một chút, nhìn theo các chiều đều có độ lắc – 3D tự nhiên (các co không đều nhau, chỗ co nhiều chỗ co ít), để ấn tượng thì khi lượn xuống nên cho lắc ra sau hoặc trước (tuỳ theo khoảng trống trên cành rơi), đôi khi nếu có khoảng trống thì nên tạo 2 nhịp lắc cùng chiều (hay 2 co trong 1 co). Ngoài ra khi tạo cành rơi độ dốc của cành từ đầu đến cuối là không đều nhau phía trên có thể dốc mạnh nhưng đến phần ngọn dốc ít dần sao cho tổng thể tạo thành 1 đường cong nhẹ mềm mại. Không nên làm cho cành tạo thành một đường chéo sẽ rất cứng.
Bonsai ta có thể hiểu là nghệ thuật chơi cây cảnh, sử dụng cây cảnh để tượng ...
Cần thăng Bonsai là một loại cây không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người ...
Cây bonsai hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có ý nghĩa trong phong thủy ...
Những cây cảnh độc đáo, đẹp và một cái gì đó để được ấp ủ trong một ...
Cây tùng bonsai rất được ưa chuộng ở Nhật bởi vể đẹp của nó cũng như việc ...
Cây bonsai dáng trực được coi là biểu trưng cho khí phách của những người quân tử-ngay ...
Cây bonsai dáng huyền cũng là một trong những dáng cây cơ bản trong nghệ thuật cây ...
Cây cảnh bonsai Trung Quốc cũng gây được tiếng vang khá lớn trong cộng đồng người chơi ...
Với bài viết này các bạn hãy cùng tìm hiểu những quy tắc trong việc chọn chậu ...
Cây kiểng bonsai không chỉ mang tính chất trang trí nhà cửa mà còn là nghệ thuật, ...
Thú chơi cây thế bonsai ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Trong thú ...
Thân cây bonsai cũng góp phần vô cùng quan trọng đến tính thẩm mỹ của cây. Để ...
Gần đây, trong giới chơi cây đang rộ lên phong trào trồng là bonsai siêu mini để ...
Tiếp nối phần 1 của Cách uốn cây bonsai mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi ...
Uốn cây bonsai là bước mà không một người chơi bonsai nào có thể bỏ qua. Việc ...
Bonsai là nghệ thuật tạo dáng cây cảnh, vậy liệu với những người không chuyên có được ...
Cây Sam Núi là loại cây sử dụng làm bonsai rất đẹp. Đây cũng là loại cây ...
Bonsai mini cũng như cây hoa rất dễ trồng tuy nhiên để giữ chúng mới là vấn ...
Bonsai Nhật Bản, quê hương của cây Bonsai đẹp nhất thế giới, là một nơi để đến ...
Cây bonsai trồng trong nhà có những đặc điểm đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc ...
Cây bonsai thác đổ hay còn gọi là dáng huyền thường cần thời gian lâu hơn so ...
Cây bonsai cổ thụ được xem như đỉnh cao của nghệ thuật bonsai. Là một loại hình ...
Cây bonsai ôm đá là một dạng, một phong cách trong nghệ thuật bonsai khá phổ biến ...