Hoa Cây cảnh >> Bonsai

Cách chăm sóc cây bonsai trồng trong nhà

Cây bonsai trồng trong nhà có những đặc điểm đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để giúp cây phát triển khỏe mạnh và ổn định thế, dáng. Cùng tìm hiểu ngay cách chắm sóc cây bonsai trồng trong nhà ngay sau đây.

Cách chăm sóc cây bonsai trồng trong nhà1. Cây bonsai trồng trong nhà của bạn phải cần được đặt ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu không có đủ lượng tia UV (tia tử ngoại), cây sẽ chết hoặc không phát triển được bình thường. Ban ngày, cây sẽ cần được giữ ấm ở nhiệt độ tối thiểu là khoảng 60 độ F. Ở điều kiện nhiệt độ phòng như vậy cây mới có thể tái tạo được năng lượng và giúp cây phát triển bình thường. Bạn cũng cần thường xuyên phun sương cho lá cây. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đặt cây bonsai của bạn vào trong một cái đĩa đệm hoặc một cái chậu đầy nước, bởi điều này sẽ rất nguy hiểm và có thể làm thối rễ. Tất nhiên vào buổi tối, bạn có thể hạ bớt nhiệt độ cho cây bonsai, cũng như có thể đặt cây ra bên ngoài môi trường tự nhiên.

2. Bạn nên thay chậu cho cây cứ khoảng hai năm một lần, và tốt nhất là nên thay vào mùa xuân. Khi sang chậu, bạn cần phải nhẹ nhàng tỉa bớt rễ. Tùy thuộc vào kích cỡ, chiều dài  của rễ, bạn nên tỉa bớt từ 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ. Có thể bạn sẽ muốn thay chậu cũ bằng một chiếc chậu mới tương tự như vậy để duy trì hiệu ứng cũ. Và bạn cần phải nhớ làm hệ thống lỗ thoát nước cho cây. Nếu ướt quá rễ cây sẽ bị úng thối. Chậu trồng cây bonsai nông hơn những chậu trồng cây trong nhà thông thường thì phải khác. Bởi vậy, nếu bạn muốn bón phân cho cây, bạn cần phải pha loãng nồng độ phân sao cho phù hợp, nếu không thứ chất lỏng đó có thể sẽ làm phỏng rễ cây. Cây bonsai cũng cần được bón phân khoảng 3 tuần một lần – nhưng bạn không nên bón phân cho cây vào mùa đông.

3. Cây bonsai của bạn sẽ cần được cắt tỉa và uốn thường xuyên để giữ được dáng cây theo như ý muốn. Bạn cũng nên làm việc này vào mùa xuân – trước khi mùa cây cối bắt đầu phát triển, và sau đó hãy làm thường xuyên trong suốt mùa xuân.

Cách chăm sóc cây bonsai trồng trong nhà4. Vì cây bonsai của bạn được đặt trong một cái chậu nông nên nó có thể sẽ khá nhạy cảm với sâu bọ và bệnh nông nghiệp. Việc tưới nước thường xuyên sẽ giúp giữ ẩm cho cây cũng tạo điều kiện cho các loại sâu hại phá cây như rệp vừng, sâu bướm, kiến và nhện đỏ phát triển. Bạn luôn phải hết sức chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cây để phát hiện sâu, bệnh kịp thời. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên sử dụng thuốc trừ sâu để xử lý. Bệnh thường gặp nhất ở các cây bonsai đó là bệnh nấm. Nếu bạn trông thấy một lớp bột trắng phủ đầy trên chồi và lá cây thì có nghĩa là cây của bạn đang bị bệnh nấm Mindiu. Bạn cần tham khảo những người có chuyên môn để chữa trị cho cây vì loại nấm này có tốc độ sinh trưởng rất nhanh và ảnh hưởng rất nhiều đến cây.

5. Khi quan sát bonsai bạn để ý nhiều đến lá của cây. Nếu bạn thấy một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá cây thì điều đó cho thấy bạn đã bón quá nhiều kali cho cây bonsai trồng trong nhà của bạn. Nếu cây bonsai của bạn không có đủ hàm lượng chất sắt, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những loại đất có chứa đá phấn hoặc đá vôi – loại đất sẽ “giam chặt” sắt. Trong trường hợp này, bạn hãy thay chậu cho cây và thay phân compost (phân trộn).

Cách chăm sóc cây bonsai trồng trong nhà6. Bạn nên rửa sạch bonsai thường xuyên bằng một bàn chải nhỏ. Đừng để sót bất cứ một phần nào của cây trên đất sau khi bạn cắt tỉa xong – nó sẽ bị phân hủy và làm phát sinh các loại bệnh về nấm và rêu. Một số người nghĩ rằng rêu là vật trang trí cho cây và không muốn cạo sạch rêu. Trong trường hợp này thì tối thiểu nên giữ cho rêu không mọc trên thân và cành cây – dùng một cái bay đặc biệt, hoặc một cái bàn chải đánh răng bằng ni lông cứng để cạo sạch rêu trên những vùng đó. Dùng nhíp để nhổ sạch cỏ – nhớ rằng bất cứ một loại cỏ nào cũng có thể hút mất chất dinh dưỡng của cây.

Việc trồng và chăm sóc cây bonsai là một nghệ thuật. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng và chi tiết hơn, hãy tìm đọc sách vở, tài liệu và tham khảo ý kiến của những người chơi có kinh nghiệm.

Những điều cần chú ý khi tạo dáng cho ...

Bonsai ta có thể hiểu là nghệ thuật chơi cây cảnh, sử dụng cây cảnh để tượng ...

Cần thăng Bonsai bộ sưu tập cho những người ...

Cần thăng Bonsai là một loại cây không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người ...

Cách bố trí các khối trong tán lá cây bonsai

Cây bonsai hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có ý nghĩa trong phong thủy ...

Cách chăm sóc bonsai tại nhà

Những cây cảnh độc đáo, đẹp và một cái gì đó để được ấp ủ trong một ...

Cách tạo thế cây tùng bonsai của nghệ nhân ...

Cây tùng bonsai rất được ưa chuộng ở Nhật bởi vể đẹp của nó cũng như việc ...

Cây bonsai dáng trực Việt Nam

Cây bonsai dáng trực được coi là biểu trưng cho khí phách của những người quân tử-ngay ...

Bonsai dáng văn nhân

Thân cây khúc khuỷu, càng về phía ngọn thì càng khúc khuỷu gấp hơn, lá thưa thớt ...

Cây bonsai dáng huyền

Cây bonsai dáng huyền cũng là một trong những dáng cây cơ bản trong nghệ thuật cây ...

Đặc trưng của nghệ thuật cây cảnh bonsai Trung Quốc

Cây cảnh bonsai Trung Quốc cũng gây được tiếng vang khá lớn trong cộng đồng người chơi ...

Cây thế bonsai và những quy tắc cơ bản ...

Với bài viết này các bạn hãy cùng tìm hiểu những quy tắc trong việc chọn chậu ...

Nguyên tắc chọn chậu cho cây kiểng bonsai

Cây kiểng bonsai không chỉ mang tính chất trang trí nhà cửa mà còn là nghệ thuật, ...

Cây thế bonsai và những quy tắc cơ bản ...

Thú chơi cây thế bonsai ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Trong thú ...

Thân cây bonsai và những quy tắc cơ bản

Thân cây bonsai cũng góp phần vô cùng quan trọng đến tính thẩm mỹ của cây. Để ...

Nghệ thuật trồng và chăm sóc Bonsai siêu mini ...

Gần đây, trong giới chơi cây đang rộ lên phong trào trồng là bonsai siêu mini để ...

Cách uốn cây bonsai (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của Cách uốn cây bonsai mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi ...

Cách uốn cây bonsai (Phần 1)

Uốn cây bonsai là bước mà không một người chơi bonsai nào có thể bỏ qua. Việc ...

Những điều chú ý cho cho người không chuyên ...

Bonsai là nghệ thuật tạo dáng cây cảnh, vậy liệu với những người không chuyên có được ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sam núi

Cây Sam Núi là loại cây sử dụng làm bonsai rất đẹp. Đây cũng là loại cây ...

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây bonsai mini

Bonsai mini cũng như cây hoa rất dễ trồng tuy nhiên để giữ chúng mới là vấn ...

Kinh nghiệm cắt tỉa Bonsai Nhật Bản

Bonsai Nhật Bản, quê hương của cây Bonsai đẹp nhất thế giới, là một nơi để đến ...

Cây bonsai thác đổ và cách chăm sóc cho ...

Cây bonsai thác đổ hay còn gọi là dáng huyền thường cần thời gian lâu hơn so ...

Cây bonsai cổ thụ và những tiêu chí đánh giá

Cây bonsai cổ thụ được xem như đỉnh cao của nghệ thuật bonsai. Là một loại hình ...

Cách tạo dựng cây bonsai ôm đá

Cây bonsai ôm đá là một dạng, một phong cách trong nghệ thuật bonsai khá phổ biến ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản