Cây ăn trái >> Cây Nhãn

Giới thiệu giống nhãn chín muộn của Viện Nghiên cứu Rau quả

Ba giống nhãn chín muộn là PH-M99-1.1, PH-M99-2.1 và HTM-1 được Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ các giống nhãn phổ biến ở miền Bắc.

Giới thiệu giống nhãn chín muộn của viện nghiên cứu rau quảBộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận tạm thời cho phép trồng khu vực hoá ở các tỉnh miền Bắc các giống nhãn chín muộn này theo Quyết định số 1147 QĐ/BNN-KHCN ngày 19 tháng 4 năm 2006.

I. Giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1 (Phố Hiến muộn)

1. Nguồn gốc

Giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1 được Viện Nghiên cứu Rau quả phát hiện tại xã Hàm Tử, Châu Giang, Hưng Yên và thực hiện khảo nghiệm ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An từ năm 2000.

2. Đặc điểm của giống

- Về lá: Số lá chét khoảng 9,5 lá; dài lá chét 17,5 cm; chiều rộng lá chét 3,8 - 4,0 cm; phiến lá to màu xanh nhạt, hơi mỏng, ít bóng và phẳng.

- Thời gian ra hoa đậu quả: nở hoa từ 1/3 đến 5/4, thời gian thu hoạch tập trung từ 25/8 đến 1/9, thuộc vào nhóm chín muộn.

- Về quả: quả tròn có màu vàng sáng, vỏ dày, có nhiều gai nổi rõ, ít bị nứt quả, khối lượng quả 11,5 - 11,8 g/quả; tỷ lệ cùi/quả đạt trên 70%. Chỉ tiêu này cho thấy giống nhãn chín muộn PH-M99-1.1 thuộc loại quả to, tỷ lệ cùi/quả rất cao (cây mẹ đến 74,8%).

- Cây nhãn chín muộn PH-M99-1.1 trồng khảo nghiệm ở năm thứ 4 đạt năng suất 8 - 10kg/cây, cao hơn 60 - 100% so với giống địa phương. Khối lượng quả và tỷ lệ cùi/quả sai khác không đáng kể so với quả của cây mẹ.

- Chất lượng quả: ăn ngọt đậm, ít thơm, đường tổng số 15 - 18%, độ Brix 18 - 20%. Các chỉ số này nói lên chất lượng của giống nhãn này khá cao. Tuy vậy ở các điểm khảo nghiệm khác nhau các chỉ số chất lượng quả khác nhau và thực tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăm sóc, phân bón, tưới nước,… Chất lượng quả trên cây mẹ tại Hưng Yên luôn cao hơn các nơi khảo nghiệm khác, thể hiện tính chất khác biệt của vùng tạo nên hàng hoá đặc sản.

- Tính toán bước đầu hiệu quả kinh tế của nhãn chín muộn PH-M99-1.1 cho thấy nhãn chín muộn PH-M99-1.1 ở tuổi 4 với mật độ 500 cây/ha cho năng suất quả 4,5 tấn/ha, tổng thu 36 triệu đồng/ha và thu lãi 18 triệu đồng/ha (giống đại trà năng suất 2,5 tấn/ha, tổng thu 12,5 triệu đồng/ha và lỗ 5,5 triệu đồng/ha).

II. Giống nhãn chín muộn PH-M99-2.1 (Phố Hiến muộn)

1. Nguồn gốc:

Cây đầu dòng nhãn PH-M99-2.1 được Viện Nghiên cứu Rau quả phát hiện tại xã Hồng Nam, Tiên Lữ, Hưng Yên và tiến hành khảo nghiệm ở một só tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An từ năm 2000.

2. Đặc điểm của giống


- Về lá: số lá chét khoảng 8,5 lá; dài lá chét 15,7cm; chiều rộng lá chét 3,2 - 3,5cm; phiến lá màu xanh đậm và dày, không bóng, phiến lá gợn sóng.

- Thời gian ra hoa đậu quả: nở hoa từ 1/3 đến 5/4, thời gian thu hoạch tập trung từ 15/8 đến 25/8, thuộc vào nhóm chín muộn.

- Về quả: quả tròn có màu vàng sáng, vỏ quả nhẵn, khối lượng quả 11,2g/quả, tỷ lệ cùi/quả đạt 65 - 67%. Chỉ tiêu này cho thấy giống PH-M99-2.1 thuộc loại quả to, tỷ lệ cùi/quả cao.

- Nhãn PH-M99-2.1 trồng khảo nghiệm năm thứ 4 có năng suất quả đạt 8-9kg/cây, tăng 50 - 90% so với năng suất nhãn địa phương. Khối lượng quả và tỷ lệ cùi/quả sai khác không đáng kể so với quả của cây mẹ đầu dòng.

- Chất lượng quả: cùi dày, dễ tách, ăn giòn, ráo nước, thơm và có màu trắng đục, đường tổng số 13 - 16%, độ Brix 18 - 21%. Các chỉ số này nói lên chất lượng của giống nhãn này khá cao. Tuy vậy, ở các điểm khảo nghiệm khác nhau các chỉ số chất lượng quả khác nhau và thực tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăm sóc, phân bón, tưới nước,… Chất lượng quả trên cây mẹ tại Hưng Yên luôn cao hơn các nơi trồng khảo nghiệm khác.

- Sau 4 năm trồng khảo nghiệm, năng suất mỗi cây đạt 7 - 9 kg quả, tăng 1,5 - 1,9 lần với chất lượng quả khá cao so với năng suất nhãn địa phương.

- Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy, nhãn PH-M99-2.1 ở tuổi 4 cho năng suất quả 4,0 tấn/ha (mật độ 500 cây/ha, trung bình 8kg quả/cây), tổng thu 32 triệu đồng/ha và lãi 14 triệu đồng/ha (giống đại trà năng suất 2,5tấn/ha, tổng thu 12,5 triệu đồng/ha và lỗ 5,5 triệu đồng/ha).

III. Giống nhãn chín muộn HTM-1 (Đại Thành)

1. Nguồn gốc

Giống nhãn muộn HTM-1 có nguồn gốc từ xã Đại Thành, Quốc Oai, Hà Nội, do Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ năm 1998, được trồng khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 2002.

2. Đặc điểm giống

- Cây sinh trưởng phát triển khoẻ tương đương giống nhãn đại trà, phiến lá mỏng, mép lá lượn sóng, lá màu xanh vàng, ít bóng, trung bình 1 năm có 4 - 5đợt lộc. Thời gian ra hoa, kết thúc nở hoa muộn hơn giống nhãn đại trà khoảng 5 ngày.

- Quả có khối lượng trung bình 9 - 10g/quả, màu vàng tươi, vỏ mỏng, thường bị vẹo, cùi dày màu trắng trong, giòn, nhiều nước, thơm. Tỷ lệ phần ăn được trung bình 66,5 - 68,5%, cao hơn giống nhãn cùi 11%. Hàm lượng đường tổng số 17,3%; độ Brix 21,9%; chất khô 19,99%; vitaminC 45,78; cao hơn giống nhãn địa phương.

- Thời gian thu hoạch quả từ 25/8 đến 20/9, muộn hơn giống nhãn trồng đại trà 20 - 30 ngày.

- Năng suất trung bình đạt 300 kg/cây 10 năm tuổi, cao gấp 2 lần so với giống địa phương. Cây trồng khảo nghiệm 3 năm tuổi năng suất 7 - 9kg/cây, cao gấp 1,7 lần so với giống trồng đại trà

Theo Tài liệu TTKN - KN Quốc gia

Kỹ thuật nhân giống nhãn Thái Ido

Để nhân giống nhãn Ido thường có các cách như: chiết cành, tháp bo ngoài ra còn ...

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Nếu có dịp ghé qua Miền Tây bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những loại ...

Cách trồng chăm sóc nhãn siêu ngọt

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt với những chùm quả to mọng nâu sáng óng ...

Kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cây ...

Một số kỹ thuật chăm sóc và xử lý sâu bệnh hại nhãn trong thời kỳ mang ...

Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến ...

Nhãn tím Sóc Trăng

Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và ...

Loại nhãn nào ngon nhất miền Bắc hiện nay?

Nhãn lồng Hưng Yên vốn nổi tiếng là loại ngon nhất miền Bắc từ xưa, nhưng ngày ...

Khái quát chung về cây Nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt ...

Các giống Nhãn và phương pháp chăm sóc cây giống

Nhãn giống là cơ sở để phát triển và sản xuất nhãn. Nếu không có cây giống ...

Cách diệt và chế biến bọ xít hại vải ...

Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người ...

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn

ấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu ...

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm ...

Phòng bệnh chổi rồng trên nhãn

Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và ...

Để Dơi không phá nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho ...

Bón phân cho cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón làm tăng năng suất quả, và khắc ...

Ứng dụng kỹ thuật chăm bón thời kỳ nhãn ...

Thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ...

Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn nhãn của anh ...

Phối hợp các biện pháp cứu nhãn nhiễm bệnh ...

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, hiện có 16.269 ha nhãn (chiếm hơn 55%) trong 29.226 ha ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử lý ra ...

Nhãn Ido là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan. Diện tích trồng nhãn Ido chiếm ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn chín sớm Hưng Yên

Nhãn chín sơm là giống nhãn chín sớm tự nhiên, không bị lai tạo, việc nhân giống ...

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hà Tây

Cây Nhãn muộn Hà Tây có xuất xứ ở xã Đại Thành - huyện Quốc Oai - ...

Kỹ thuật trồng giống nhãn muộn Hà Tây

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu ...

Kỹ thuật trồng nhãn muộn Hưng Yên

Trồng nhãn muộn Hưng Yên so với các giống nhãn khác cũng không quá khó và phức ...

Những kỹ thuật đặc biệt trồng nhãn da bò

Nhãn da bò là loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để ...

kỹ thuật trồng nhãn Hương chi

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng ...

Kỹ thuật cho nhãn sai quả

Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn trường thành

Cầy nhãn có tính thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều lọai đất, từ vùng ...

Phương pháp thu hoạch và bảo quản nhãn

Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn xuồng

Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng cơm trắng, xuồng bao ...

Kỹ thuật trồng nhãn lồng Hưng Yên

Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với UBND ...

Phương pháp ghép cải tạo trồng nhãn muộn

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản