Cây ăn quả >> Cây Nhãn

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử lý ra hoa nhãn Ido

Nhãn Ido là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan. Diện tích trồng nhãn Ido chiếm hơn 70% diện tích trồng nhãn ở Thái Lan; Nhãn Ido có năng suất và phẩm chất cao, được du nhập vào Việt Nam trong thập niên 90 nhưng là giống thích hợp với điều kiện Châu Á nhiệt đới.

I. Mở đầu

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý ra hoa nhãn idoNhãn Ido  là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan. Diện tích trồng nhãn Ido chiếm hơn 70% diện tích trồng nhãn ở Thái Lan; Nhãn Ido có năng suất và phẩm chất cao, được du nhập vào Việt Nam trong thập niên 90 nhưng là giống thích hợp với điều kiện Châu Á nhiệt đới nên không ra hoa tự nhiên trong điều kiện thời tiết nhiệt đới như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Gần đây nhờ biện pháp sử dụng chlorate kali (KClO3) để kích thích ra hoa và tỏ ra có hiệu quả nên nông dân bắt đầu phát triển trở lại giống nhãn nầy. Nhãn Ido sinh trưởng mạnh, dễ đậu trái, năng suất cao, đặc biệt là nhiễm bệnh chổi rồng nhẹ.

Vì vậy, Nhãn Ido có triển vọng thay thế nhãn tiêu da bò để khắc phục thiệt hại do bệnh trổi rồng gây ra. Tuy vậy, để giúp nhà vườn đạt được năng suất và chất lượng cao cần xây dựng quy trình canh tác chủ yếu là bón phân và kỹ thuật điều khiển ra hoa, tăng đậu trái và giảm rụng trái non cho nhãn Edaw.

II. Đặc điểm của nhãn Ido

Nhãn Ido là giống trồng phổ biến nhất và chiếm 73% diện tích nhãn của Thái Lan. Đây là giống cận nhiệt đới , được trồng tại miền bắc Thái Lan, nơi có mùa đông lạnh cần thiết cho sự ra hoa. Cây ra hoa vào tháng 12 và thu hoạch vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Với trái lớn, thịt trái dai, cơm dày và ráp nhưng không giòn.

1. Dinh dưỡng khoáng


Cây nhãn ra hoa trên chồi tận cùng, cho nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định đến sự ra hoa. Đọt mập, đủ độ dài  thường dễ ra hoa hơn đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công.

Do đó vấn đề bón phân cân đối đạm, lân và kali cho cây ra đọt non tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến quá trình ra hoa của cây. Theo các nghiên cứu trên nhãn thì cây nhãn cần một lượng phân bón rất lớn để đáp ứng 3 – 5 đợt ra đọt và một lần ra hoa nuôi trái. Nguyên tắc bón phân là cây nhỏ bón ít, cây lớn bón nhiều, cây có sản lượng trái càng cao thì bón càng nhiều.

2. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa

2.1. Yếu tố ngoại sinh

a) Nhiệt độ

Trong điều kiện tự nhiên, sự ra hoa của cây nhãn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Trải qua một thời gian lạnh hoặc khô hạn là điều kiện lý tưởng để cây ra hoa. Nhãn là cây cận nhiệt đới phát triển rất tốt ở vùng nhiệt đới nhưng cần có sự thay đổi mùa rõ rệt để ra hoa. Một mùa đông ngắn với nhiệt độ trung bình 15 – 22°C giúp cho quá trình hình thành hoa.

b) Ẩm độ đất

Lượng mưa nhiều và ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây nhãn sinh trưởng, lượng mưa cần tốt nhất cho cây nhãn từ 1.200 – 1.400 mm/tháng trong suốt giai đoạn ra hoa đến khi trái trưởng thành và sau thu hoạch, nên duy trì lớp cỏ dưới tán cây là tốt nhất. Tưới đủ nước cho cây sau một thời gian khô hạn gián tiếp giúp cây ra hoa, khi đậu trái và phát triển trái cũng cần ẩm độ thích hợp thông qua tưới nước hoặc mưa. Hạn hán hoặc mưa nhiều làm giảm kích thước trái, giảm tỷ lệ đậu trái và rụng trái trước thu hoạch. Tùy thuộc vào tuổi cây mà người trồng nhãn cần chú ý điều chỉnh độ ẩm đất cho phù hợp.

2.2. Yếu tố nội sinh

a) Tuổi lá

Tuối lá nhãn idoTuổi lá có liên hệ chặt chẽ với sự cảm ứng ra hoa ở cây ăn trái nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lá non ức chế sự hình thành nụ hoa ngay cả khi nhiệt độ môi trường thuận lợi. Qua các thí nghiệm của các nhà khoa học cho thấy giai đoạn lá trưởng thành từ 40 – 45 ngày tuổi đáp ứng tốt với kích thích và cây ra hoa 100% sau 60 ngày xử lý. Lá non 10 ngày tuổi có tỷ lệ ra hoa rất thấp (5%).

Khi khảo sát về vai trò của tuổi lá lên sự đáp ứng ra hoa với sử lý với Chlorate Kali, cho thấy, thời gian cắt tỉa cành trong năm có ảnh hưởng lên sự ra hoa, điều này có liên quan đến tuổi lá là kích thước chồi. Nếu chồi sinh trưởng ở tuổi còn non hoặc kích thước chồi quá dài thì sự đáp ứng ra hoa thấp khi có xử lý Chlorate Kali.

b) Các chất đồng hóa

Đạm trong lá nhãn được cho là đóng một vai trò quan trọng trong ra hoa đáp ứng lại với Chlorate Kali. Hàm lượng đạm trong lá cao hơn 1,7% sự đáp ứng ra hoa thường thấp (0 - 25%). Đạm trong lá từ 1,2 – 1,5% thường đáp ứng sự ra hoa tốt hơn nhưng tỷ lệ không cao, từ 20 – 80% .

Tỷ số C/N là một yếu tố quan trọng trong ra hoa. Hàm lượng carbohyrate cao và đạm thấp dẫn đến C/N cao giúp cho cây ra hoa, đạm cao đẫn dến tỷ lệ C/N thấp kích thích ra lá.

c) Chất điều hoà sinh trưởng

Sự gia tăng cytokinin và ethylen cùng với việc giảm auxin và gibberellin trong quá trình ra hoa. Gibberellin có xu hướng giảm trước khi ra hoa, trong khi đó cytocynin có xu hướng tiếp tục gia tăng và cao nhất tại thời điểm một tuần trước khi ra hoa, vì sau khi tưới Chlorate Kali thì có sự gia tăng hàm lượng cytocynin trong mô phân sinh chồi và lá khoảng 7 – 10 ngày trước khi ra hoa. Hàm lượng cytocynin cao, auxin và GA3 thấp là điều kiện thiết yếu cho quá trình chuyển đổi từ sinh trưởng sang ra hoa.

2.3. Chlorate Kali (KClO3)

Chlorate Kali rất có hiệu quả trên các giống nhãn cận nhiệt đới. Trên nhãn, sau khi xử lý Chlorate Kali khoảng 20 – 25 ngày nhú mầm hoa ở hầu hết các cây. Tuy nhiên có một số trường hợp không ra hoa vì loại đất, tuổi cây, nước tưới và phân bón ảnh hưởng đến sự đáp ứng ra hoa của cây nhãn khi xử lý Chlorate Kali. Nhãn trồng trên đất cát đáp ứng tốt hơn trồng trên đất sét nặng. Xử lý Chlorate Kali bằng phương pháp tưới vào đất có hiệu quả nhất trong việc kích thích ra hoa nhãn.

Hiệu quả của Chlorate Kali lên quá trình cảm ứng ra hoa trên cây nhãn dựa trên giai đoạn phát triển của lá, lượng hóa chất, thời gian áp dụng và kết cấu đất. Liều lượng sử dụng của Chlorate Kali phụ thuộc vào kích thước và tuổi cây. Liều khuyến cáo chung là tư 5 - 10 g/m2 tán cây đối với phương pháp tưới, 1.000 – 3.000 ppm đối với phương pháp phun lên lá. Việc khoanh vỏ không làm ảnh hưởng đến vận chuyển  của Chlorate Kali, do nó vận chuyển từ rễ đến chồi thông qua mô gỗ

Ở Thái Lan, dùng Chlorate kali (KClO3) xử lý ra hoa cho nhãn bằng cách tưới vào đất thì giống Si-Chompoo ra hoa 100% ở nồng độ 1 g/m2 trong khi giống E-Daw ra hoa 86% ở nồng độ 4 g/m2 cả hai giống đều ra hoa sau khi xử lý hóa chất 25 ngày. Trong mùa lạnh và khô (từ tháng 10-12 và 3-4) tỉ lệ ra hoa đạt trên 80% nhưng tỉ lệ ra hoa đạt dưới 50% khi kích thích ra hoa trong mùa mưa (từ tháng 5-9). Tuổi lá khi xử lý Chlorate kali sau 45 ngày đạt 100% ở liều lượng 8 g/m2.

III. Quy trình kỹ thuật canh tác nhãn Edaw


Kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý ra hoa cây nhãn thái ido1. Chăm sóc sau thu hoạch:

- Sau khi thu hoạch trái xong tiến hành cắt tỉa và kết hợp tạo tán cây tròn, điều, đẹp, nhằm giúp cây hấp thu được nhiều ánh sáng và phát triển tốt.

- Sau khi cắt tỉa cành tiến hành xới gốc tưới nước cho đất thấm nước khoảng 2 - 3 ngày sau đó rải phân cho cây, loại phân N-P-K (15-20-15) cộng với Urê với tỷ lệ 2:1 bón với lượng 500g/1 cây 5 năm tuổi (liều lượng phân bón tùy vào điều kiện thực tế cây trái nhiều, đất tốt hay kém dinh dưỡng,...mà rải phân nhiều hay ít nhưng không được rải quá nhiều cho 1 cây trên lần rải vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rể của cây).

- Sau khi bón phân nên tưới nước liên tục 3 - 5 ngày giúp phân tan và ngấm sâu vào đất.

- Sau khi bón phân 5 ngày tiến hành phun thuốc hổ trợ cho cây nhằm kích thích cho cây ra đọt mạnh và đồng loạt (phun 1 viên GA3 cho 100 - 150 lít nước hoặc supper root 10cc/8 lít nước + với thuốc trừ sâu + thuốc trừ rầy (để hạn chế bệnh chổi rồng)).

- Sau khi cơi đọt có từ 2 đến 4 lá, phun thuốc trừ sâu nên sử dụng thuốc regent kết hợp với thuốc trừ bệnh + thuốc trừ rầy + phân bón là 30 -10 -10 nhằm giúp bộ lá phát triển tốt.

- Tỉa cành non: Khi cây ra đọt đồng loạt nên tỉa bỏ cành vượt, và tuyển bớt những cành yếu chỉ nên chứa lại 2 - 3 chồi non/nhánh chính.

- Khi lá cơi đọt 1 vừa chuyển sang màu xanh đọt chuối, để lá trên cây già đồng loạt tiến hành phun MKP 0,5% (40g/8lít nước) phun điều tán cây vào buổi sáng hay chiều mát.

2. Kích thích cơi đọt 2:

- Sau khi phun MKP cơi đọt một từ 3 đến 5 ngày tiến hành bón phân gốc cho cây, loại phân N-P-K (20 -20-15) cộng với Urê với tỷ lệ 2:1 bón với lượng 500g/1 cây 5 năm tuổi.

- Khi cơi đọt 2 xuất hiện tiến hành phòng trừ sâu + rầy + bệnh như ở cơi đọt một.

- Sau khi cơi đọt hai được 40 ngày tuổi tiến hành phun MKP 0,5% giúp lá trưởng thành đồng loạt, tiến hành kích thích cơi đọt ba.

3. Kích thích cơi đọt 3:

- Khi cơi đọt 3 xuất hiện tiến hành phòng trừ sâu bệnh như ở cơi đọt một.

- Sau khi cơi đọt 3 khoảng 29 ngày tuổi tiến hành bón phân gốc cho cây, loại phân DAP + KCl với tỷ lệ 1:1 bón với lượng 0,5 kg/cây 5 năm tuổi.

phun MKP 0,5% giúp lá trưởng thành đồng loạt, tiến hành kích thích cơi đọt 3.

Nếu trong thời gian kích thích cơi đọt ba gặp thời tiết không thuận lợi như: lạnh, mưa, nhiều cây chậm ra đọt nên phun dung dịch sau(GA3 từ 5 đến 10 ppm, pha 1 viên vào 100 - 200 lít nước kết hợp phân bón lá có hàm lượng đạm (N) cao).

* Chú ý: Cơi đọt ba rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tỷ lệ ra hoa của cây, những cây có cơi đọt 3 tốt, ra đồng loạt thì khi kích thích ra hoa, cây sẽ ra hoa đồng loạt, hoa to khoẻ và tỉ lệ đậu trái cao.

4. Tiến hành sử lý ra hoa:

Để kích thích cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt, cần bón phân gốc với tỷ lệ lân và kali cao, đạm thấp vào thời điểm cơi đọt 3 chuyển già và phun bổ sung phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30 + TE và phân có vi lượng Bo cao để kích thích phân hóa tạo mầm hoa và kích thích hạt phấn phát triển.

- Khi cơi đọt thứ ba chuyển sang màu xanh đọt chuối (từ 37 đến 39 ngày) phun MKP nồng độ 0,5% (40g/8 lít nước) giúp cây cho lá già đồng loạt.

- Sau khi phun MKP được từ 5 đến 7 ngày lúc này lá chuyển từ màu xanh đọt chuối sang màu xanh nhạt (lá từ 40 - 44 ngày tuổi) - dùng cuốc ba răng xới đều xung quanh tán cây cách gốc 50 cm, tưới thuốc KClO3 với lượng 60g - 100g/1m đường kính tán, tùy thuộc vào vùng đất, tuổi cây, mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây mà xử lý các liều lượng khác nhau.

* Cách tưới: Dọn sạch lá, cỏ xung quanh gốc, tưới nước trước khi xử lý 1-2 ngày để tạo độ ẩm cho gốc. Sau đó hoà tan hết phần thuốc vào 36 - 40 lít nước, tưới đều xung quanh tán cây, sau đó tưới nước liên tục 7 ngày để giữ độ ẩm đất giúp thuốc ngấm đều vào vùng rễ cây tưới từ từ cho thấm đều xung quanh vùng gốc.

- Sau khi tưới KClO3 được 5 ngày, phun tạo mầm hoa bằng MKP nồng độ 0,75% (60g/8 lít nước) và 7 ngày sau lặp lại với nồng độ 0,5%.

- Khi hoa dài 5 cm (khoảng 20 - 25 ngày) rải phân N-P-K (15-15-15) 0,75 kg/1 cây 5 năm tuổi.

- Sau khi bón phân nên tưới nước liên tục 3 - 5 ngày giúp phân tan và ngấm sâu vào đất.

- Phun thuốc trừ sâu, bệnh tấn công trên bông, chỉ phun thuốc trước khi ra hoa nở 5 - 7 ngày. Không nên phun thuốc trừ sâu, bệnh khi hoa đang nở sẽ làm rụng hoa.

* Lưu ý: Do sau khi xử lý thuốc đầu rể của cây đã bị chết nên khả năng hút chất dinh dưỡng cho cây, nuôi trái kém đi. Để trái được cây nuôi dưỡng tốt cần phải tạo thuận lợi cho ra rể mới bằng cách tưới vào vùng tán cây đã tưới thuốc chất kích thích ra rể (supper root) + 6- 30-30 cùng với lượng phân hữu cơ như phân bò, phân dơi, phân gà + và Trichoderma + Bacillus subtillis...

5. Chăm sóc trái

Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. Sau đậu trái khoảng 1 tháng cần bón phân NPK 16-16-16 hoặc Đầu Trâu AT3 để dưỡng trái. Việc bón phân gốc cần định kỳ 1,5 - 2 tháng/lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng. Trong thời kỳ cây mang trái cần phun bổ sung các loại phân bón  có đạm và kali cao như 10-5-45 và các loại phân có hàm lượng canxi cao nhằm giúp trái lớn đều, chống nứt, nám, thối trái.

- Hỗn hợp vi lượng được phun 6 lần, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày. Thời điểm bắt đầu phun kể từ sau khi đậu trái được 15 ngày.

- Phun lần 1(15 ngày sau đậu trái): hỗn hợp vi lượng (B, Mo, Mn, Zn) với liều lượng 200, 400, 200, 800 ppm, phun ước đều tán cây (khoảng 6,5 lít dung dịch/cây).

- Bón gốc N-P-K (15-15-15) liều 1kg/cây 5 năm tuổi thời điểm 15 ngày sau khi đậu trái.

- Sau khi bón phân nên tưới nước liên tục 3 - 5 ngày giúp phân tan và ngấm sâu vào đất.

- Phun lần 2 (30 ngày sau đậu trái): hỗn hợp vi lượng (B, Mo, Mn, Zn) với liều lượng 200, 400, 200, 800 ppm, phun ước đều tán cây (khoảng 6,5 lít dung dịch/cây).

- Phun lần 3 (45 ngày sau đậu trái): hỗn hợp vi lượng (B, Mo, Mn, Zn) với liều lượng 200, 400, 200, 800 ppm, phun ước đều tán cây (khoảng 6,5 lít dung dịch/cây).

- Phun lần 4 (60 ngày sau đậu trái): hỗn hợp vi lượng (B, Mo, Mn, Zn) với liều lượng 200, 400, 200, 800 ppm, phun ước đều tán cây (khoảng 6,5 lít dung dịch/cây).

- Bón gốc N-P-K (15-15-15) liều 1kg/cây 5 năm tuổi thời điểm 60 ngày sau khi đậu trái.

- Sau khi bón phân nên tưới nước liên tục 3 - 5 ngày giúp phân tan và ngấm sâu vào đất.

- Phun lần 5 (75 ngày sau đậu trái): hỗn hợp vi lượng (B, Mo, Mn, Zn) với liều lượng 200, 400, 200, 800 ppm, phun ước đều tán cây (khoảng 6,5 lít dung dịch/cây).

- Phun lần 6 (90 ngày sau đậu trái): hỗn hợp vi lượng (B, Mo, Mn, Zn) với liều lượng 200, 400, 200, 800 ppm, phun ước đều tán cây (khoảng 6,5 lít dung dịch/cây).

- Bón gốc N-P-K (14-14-21) liều 1,25kg/cây 5 năm tuổi thời điểm hột có màu đen.

- Sau khi bón phân nên tưới nước liên tục 3 - 5 ngày giúp phân tan và ngấm sâu vào đất.

Hết./.

Ks.Lê Tấn Phong

Kỹ thuật nhân giống nhãn Thái Ido

Để nhân giống nhãn Ido thường có các cách như: chiết cành, tháp bo ngoài ra còn ...

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Nếu có dịp ghé qua Miền Tây bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những loại ...

Cách trồng chăm sóc nhãn siêu ngọt

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt với những chùm quả to mọng nâu sáng óng ...

Kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cây ...

Một số kỹ thuật chăm sóc và xử lý sâu bệnh hại nhãn trong thời kỳ mang ...

Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến ...

Nhãn tím Sóc Trăng

Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và ...

Giới thiệu giống nhãn chín muộn của Viện Nghiên ...

Ba giống nhãn chín muộn là PH-M99-1.1, PH-M99-2.1 và HTM-1 được Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển ...

Loại nhãn nào ngon nhất miền Bắc hiện nay?

Nhãn lồng Hưng Yên vốn nổi tiếng là loại ngon nhất miền Bắc từ xưa, nhưng ngày ...

Khái quát chung về cây Nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt ...

Các giống Nhãn và phương pháp chăm sóc cây giống

Nhãn giống là cơ sở để phát triển và sản xuất nhãn. Nếu không có cây giống ...

Cách diệt và chế biến bọ xít hại vải ...

Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người ...

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn

ấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu ...

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm ...

Phòng bệnh chổi rồng trên nhãn

Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và ...

Để Dơi không phá nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho ...

Bón phân cho cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón làm tăng năng suất quả, và khắc ...

Ứng dụng kỹ thuật chăm bón thời kỳ nhãn ...

Thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ...

Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn nhãn của anh ...

Phối hợp các biện pháp cứu nhãn nhiễm bệnh ...

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, hiện có 16.269 ha nhãn (chiếm hơn 55%) trong 29.226 ha ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn chín sớm Hưng Yên

Nhãn chín sơm là giống nhãn chín sớm tự nhiên, không bị lai tạo, việc nhân giống ...

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hà Tây

Cây Nhãn muộn Hà Tây có xuất xứ ở xã Đại Thành - huyện Quốc Oai - ...

Kỹ thuật trồng giống nhãn muộn Hà Tây

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu ...

Kỹ thuật trồng nhãn muộn Hưng Yên

Trồng nhãn muộn Hưng Yên so với các giống nhãn khác cũng không quá khó và phức ...

Những kỹ thuật đặc biệt trồng nhãn da bò

Nhãn da bò là loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để ...

kỹ thuật trồng nhãn Hương chi

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng ...

Kỹ thuật cho nhãn sai quả

Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn trường thành

Cầy nhãn có tính thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều lọai đất, từ vùng ...

Phương pháp thu hoạch và bảo quản nhãn

Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn xuồng

Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng cơm trắng, xuồng bao ...

Kỹ thuật trồng nhãn lồng Hưng Yên

Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với UBND ...

Phương pháp ghép cải tạo trồng nhãn muộn

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản