Cây ăn quả >> Cây Nhãn

Bón phân cho cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón làm tăng năng suất quả, và khắc phục hiện tượng ra quả cách năm.

Bón phân cho cây nhãnBón lót: cho vào hốc 10-20kg phân chuồng, lấp đất để cho phân hoai mục sau đó mới trồng cây.

Bón thúc ở giai đoạn cây 1-3 tuổi. Lượng phân sử dụng cho một cây là: 200g urê; 300-600g lân; 150-300g KCl. Số phân này được chia thành 3-4 lần bốn trong năm.

Bón thúc ở giai đoạn cây trên 3 tuổi. Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200 P2O5;  400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:

Trước khi ra hoa bón : 1/3N+1/3K2O
Khi quả lớn 1cm: 1/3N+1/3K2O
Trước khi thu hoạch 1 tháng: 1/3K2O
Sau khi thu hoạch 1 tháng: 1/3N và toàn bộ lân.

Phân được bón bằng cách xẻ rãnh gốc 1m, cho phân vào rồi lấp đất lại. Có thể bón thêm phân hoai mục vào rãnh để tăng kali và các nguyên tố vi lượng cho nhãn.

Khuyến nông Việt Nam

Đối với các cây nhãn đã ra hoa quả bình thường

Bón thúc lần 1 sau khi thu quả

Bón phân cho cây nhãnBón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.

Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2 - 3 kg phân lân + 0,5 - 0,7 kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.

Bón thúc lần 2:


Vào tháng 2 chủ yếu bằng phân lân và Kali, mỗi cây 0,5 kg Kali + 2 kg lân Supe nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).

Bón thúc lần 3:

Mục đích để thúc quả nhanh lớn. Bón vào tháng 4, lượng bón: 0,5 kg urê + 0,5 - 0,7 kg Kali + 2 kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.

Đối với cây ra quả cách năm do thiếu dinh dưỡng:


Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn.

Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 - 3 cm.

KS. Ngô Thuý Trinh - Trung tâm khuyến nông

Kỹ thuật nhân giống nhãn Thái Ido

Để nhân giống nhãn Ido thường có các cách như: chiết cành, tháp bo ngoài ra còn ...

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Nếu có dịp ghé qua Miền Tây bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những loại ...

Cách trồng chăm sóc nhãn siêu ngọt

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt với những chùm quả to mọng nâu sáng óng ...

Kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cây ...

Một số kỹ thuật chăm sóc và xử lý sâu bệnh hại nhãn trong thời kỳ mang ...

Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến ...

Nhãn tím Sóc Trăng

Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và ...

Giới thiệu giống nhãn chín muộn của Viện Nghiên ...

Ba giống nhãn chín muộn là PH-M99-1.1, PH-M99-2.1 và HTM-1 được Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển ...

Loại nhãn nào ngon nhất miền Bắc hiện nay?

Nhãn lồng Hưng Yên vốn nổi tiếng là loại ngon nhất miền Bắc từ xưa, nhưng ngày ...

Khái quát chung về cây Nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt ...

Các giống Nhãn và phương pháp chăm sóc cây giống

Nhãn giống là cơ sở để phát triển và sản xuất nhãn. Nếu không có cây giống ...

Cách diệt và chế biến bọ xít hại vải ...

Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người ...

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn

ấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu ...

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm ...

Phòng bệnh chổi rồng trên nhãn

Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và ...

Để Dơi không phá nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho ...

Ứng dụng kỹ thuật chăm bón thời kỳ nhãn ...

Thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ...

Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn nhãn của anh ...

Phối hợp các biện pháp cứu nhãn nhiễm bệnh ...

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, hiện có 16.269 ha nhãn (chiếm hơn 55%) trong 29.226 ha ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử lý ra ...

Nhãn Ido là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan. Diện tích trồng nhãn Ido chiếm ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn chín sớm Hưng Yên

Nhãn chín sơm là giống nhãn chín sớm tự nhiên, không bị lai tạo, việc nhân giống ...

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hà Tây

Cây Nhãn muộn Hà Tây có xuất xứ ở xã Đại Thành - huyện Quốc Oai - ...

Kỹ thuật trồng giống nhãn muộn Hà Tây

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu ...

Kỹ thuật trồng nhãn muộn Hưng Yên

Trồng nhãn muộn Hưng Yên so với các giống nhãn khác cũng không quá khó và phức ...

Những kỹ thuật đặc biệt trồng nhãn da bò

Nhãn da bò là loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để ...

kỹ thuật trồng nhãn Hương chi

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng ...

Kỹ thuật cho nhãn sai quả

Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn trường thành

Cầy nhãn có tính thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều lọai đất, từ vùng ...

Phương pháp thu hoạch và bảo quản nhãn

Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn xuồng

Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng cơm trắng, xuồng bao ...

Kỹ thuật trồng nhãn lồng Hưng Yên

Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với UBND ...

Phương pháp ghép cải tạo trồng nhãn muộn

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản