Cây ăn trái >> Cây Nhãn

Nhãn tím Sóc Trăng

Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và năng suất tốt hơn giống nhãn long (nhãn trắng) thuần, một năm cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 6 và Tết Nguyên đán.

Trái nhãn tímNhãn tím là giống nhãn đột biến gen mà có, nó được phát hiện ở tỉnh Sóc Trăng nên còn được gọi là nhãn tím Sóc Trăng. Theo ông Huy (người phát hiện ra giống nhãn này) cho biết cách đây 10 năm, một cây nhãn long trong vườn nhà ông tự dưng đâm ra 1 nhánh lá có màu lạ, lá có màu tím tím, khác biệt so với lá nhãn thông thường màu xanh, hoa cũng có màu tím và trái cũng có màu tím. Nhãn tím là giống nhãn còn khá mới là với nhiều người.

Giống nhãn này không chỉ có màu sắc kỳ lạ, mà còn có mùi vị thơm và năng suất tốt hơn giống nhãn long (nhãn trắng) thuần. Đặc biệt, nhãn tím Sóc Trăng có khả năng kháng một số loại bệnh phổ biến trên cây nhãn, do đó nó đang tạo nên cơn sốt cho nhiều người.

Được biết, việc trồng và chăm sóc giống nhãn mới này cũng không quá khó, để tự nhiên một năm cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 6 và Tết Nguyên đán. Trên thị trường hiện nay, nhãn tím Sóc Trăng được bán với giá 100.000 đồng/kg, mức giá này cao hơn 5 – 7 lần so với các giống nhãn khác.

Giống nhãn tím Sóc Trăng đã xuất hiện hơn mười năm nhưng ở hiện tại nó vẫn còn rất hạn chế về số lượng là do việc nhân giống cây chỉ có hiệu quả nhất với hình thức chiết cành. Cây giống sử dụng hình thức chiết cành sẽ đảm bảo được hoàn toàn các đặc tính của cây bố mẹ. Nhiều người lấy hạt nhãn tím để nhân giống nhưng đều thất bại. Lúc đầu, hạt nảy mầm, có được vài lá rồi cũng héo rũ; có người trồng không héo nhưng thân, cành, lá mọc ra xanh um, không còn là nhãn tím nữa.

I. Giống nhãn tím "hút" khách nhờ màu sắc độc đáo


Cây nhãn tím cho quảSở hữu được giống nhãn có trái màu tím kì lạ, ông Bảy Huy đã tạo nên một cơn sốt về giống này ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam. Không chỉ khách trong nước mà rất nhiều người tiêu dùng ở nước ngoài cũng bắt đầu chú ý đến loại quả có một không hai này.

Ông cho biết, việc ông phát hiện ra giống nhãn tím này rất tình cờ, giống như là trời ban cho vậy. Cách đây mười năm, trong một lần đi thăm nom vườn nhãn, ông Bảy Huy phát hiện một cây nhãn trong vườn có một nhành nhỏ, lá của nó màu tím và thân nhánh cũng có màu tím lạ thường.

Lúc này, ông  vẫn không nghĩ từ nhánh nhãn tím này lại có thể cho ông một giống nhãn mới. Ông Bảy Huy chăm sóc nó bình thường như cây khác và chờ đợi ngày đơm hoa kết trái. Khi đến mùa, lạ thay từ nhánh nhãn đó lại cho ra những chùm hoa màu tím, khác hẳn với những màu hoa trắng vàng thường thấy. Càng ngạc nhiên hơn khi từ chùm hoa đó cho ra độ 20 trái nhãn màu tím rất đẹp mắt.

Riêng về cây nhãn tím, ông Huy cho biết phát triển rất tốt và có khả năng kháng bệnh cao. Dân trồng nhãn rất sợ gốc nhãn của mình bị một thứ bệnh gọi là "chổi rồng". Đây là một bệnh rất nguy hại, khiến phần lá ở ngọn của cây nhãn xoăn lại,, biến dạng và không phát triển được. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này. Vườn nhãn nào bị mắc bệnh mà không kịp thời xử lý sẽ lây lan rất nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đốn bỏ cả vườn.

Giống nhãn tím nhân giống bằng phương pháp chiếtTuy nhiên, ông Bảy Huy cho biết điều kì lạ là giống nhãn tím này có khả năng kháng được bệnh chổi rồng. Những cây nhãn trồng quanh cây nhãn tím bị bệnh nhưng cây nhãn tím vẫn bình yên vô sự. Đây là một tin vui cho bà con nông nhân chuyên canh tác cây nhãn, bởi giống nhãn mới này vừa có giá trị kinh tế cao lại vừa đỡ phải tốn công trong khâu chăm sóc, phòng chống sâu bệnh.

Từ khi những gốc nhãn tím của ông Bảy Huy cho trái đến nay, đều đặn mỗi vụ ông thu hoạch được vài chục kg. Ông Bảy Huy chỉ bán ra thị trường khoảng 10kg với giá 50.000 đồng/1 kg, số ít còn lại dành biếu cho một số nhà hàng xóm, hay khách trong và ngoài nước đến tham quan. Những người lái buôn đến năn nỉ xin mua ông cũng đều lắc đầu từ chối. Đến nay, những gốc nhãn xung quanh nhà ông vẫn phát triển rất tốt và cho trái đều đặn mỗi vụ, hứa hẹn một tương lai phát triển cho giống nhãn tím.

Hột nhãn thường khi bổ đôi có màu trắng đục thì phần lõi bên trong của hột nhãn tím cũng có màu tím. Đó chính là chỗ giống nhãn độc nhất t hấp dẫn người mua. Người dân ở cù lao Phong Nẫm đều biết tới giống nhãn này nhưng không phải ai cũng có cơ hội sở hữu nó", ông Huy chia sẻ.

Màu tím đặc biệt của nhãn đã thu hút sự tò mò của dư luận

II. Sẽ đăng ký nhãn hiệu độc quyền giống nhãn tím

Quả nhãn tím và quả nhãn bình thườngGiống nhãn tím chỉ thực sự được biết đến rộng rãi gần đây vào giữa năm 2012, khi ông Bảy Huy đồng ý đưa ra mắt tại "Ngày hội sông nước miệt vườn huyện Kế Sách" và "Lễ hội trái cây ngon" ở Chợ Lách (Bến Tre). Tiếng tăm của loại quả này ngày càng lan rộng và giá được đẩy lên cao không thể ngờ. Ông Huy cho biết, một người thân quen đã nài nỉ với ông để mua 6 kg để mang tới "Lễ hội trái cây ngon" ở Bến Tre, ông đồng ý bán với giá 50/000 đồng/1 kg. Nhưng tại lễ hội, giá của trái nhãn tím được tính 2.000 đồng/1 trái.

Sau khi trái nhãn tím được đưa đến những cuộc triển lãm, chủ vườn ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và người nước ngoài đều tìm đến ông Bảy Huy để xin đặt mua giống nhãn hiếm này. Chị Phạm Thị Oanh, một thương lái trái cây ở Tiền Giang, cũng là khách hàng của ông Huy cho biết: "Giống nhãn nào tôi cũng biết và từng ăn qua, nhưng giống nhãn tím thì quả là lần đầu tôi nghe thấy. Ngoài chất lượng đảm bảo thì màu tím của vỏ nhãn là điểm thu hút người tiêu dùng".

Hiện nhiều người muốn nhân giống nhãn tím để trồng nhưng việc này là vô cùng khó. Anh Phạm Công Hậu, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Tôi từng xin hột giống nhãn tím về để trồng thử nhưng chẳng có kết quả gì. Lúc đầu, hạt cũng nảy mầm nhưng mọc được vài lá rồi lại chết".

Phương pháp nhân giống nhãn chỉ có thể là chiết nhánh rồi mang đi trồng và giống nhãn tím cũng không ngoại lệ. Hiện nay, giống nhãn tím của ông Bảy Huy đã được một chủ vườn chuyên cung cấp cây giống ký hợp đồng thu mua độc quyền. Hợp đồng có thời hạn trong 2 năm, số lượng bao nhiêu cũng được lấy hết với giá 1 triệu đồng một nhánh. Đây là con số kỉ lục về giá của một cây giống từ trước đến nay.

Hiện, ông Huy đã chiết từ những thân cây đã trồng từ trước được 220 nhánh giống. Chỉ chờ thêm hai tuần nữa là giống nhãn tím đầu tiên sẽ xuất vườn, đến với nhà nông. Như vậy là với 220 nhánh nhãn đang được nuôi, ông Bảy Huy có cơ hội thu về hàng trăm triệu đồng cho đợt xuất giống đầu tiên.

Hơn nữa, giống nhãn tím này không chỉ có giá trị trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài".

Ông Phạm Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm, cho biết: "Hiện địa phương đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp của huyện Kế Sách giúp ông Bảy Huy đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho giống nhãn độc đáo này".

Hiện tại, ngoài ông Trần Văn Huy là người đầu tiên sở hữu giống nhãn tím còn có anh Dương Thanh Điền, ngụ cùng xã Phong Nẫm, là em vợ của ông Huy. Được biết ông Huy có chiết cho anh Điền một nhánh nhãn tím từ 5 năm về trước. Hiện anh Điền cũng nhân rộng giống nhãn tím trồng cạnh nhà và mới làm hợp đồng cung cấp giống độc quyền cho một cơ sở chuyên về cây giống ở Sóc Trăng.

Cũng theo thạc sĩ Vũ Bá Quan thì qua tìm hiểu ban đầu, giống nhãn đặc biệt trên xuất phát từ giống nhãn lồng. Quá trình sinh trưởng, phát triển và chất lượng của trái giống như bao cây nhãn lồng thường khác. Điểm ấn tượng, gây sốt của loại nhãn này chính là màu tím đẹp mắt bên ngoài.

Hợp đồng bán nhãn tím giống vừa được ông Trần Văn Huy (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) ký với một doanh nghiệp trong tỉnh .

Hiện tại, ông Huy có 6 gốc nhãn tím 5-10 năm tuổi và 4 gốc nhãn mới trồng được 2 năm. Ông Huy cho biết: “Nếu chiết cây theo kiểu xả tàn (chiết toàn bộ nhánh), với 6 gốc nhãn lớn, sẽ được khoảng 200 nhánh nhãn giống trong đợt đầu. Thời gian từ lúc bầu, chiết đến lúc cành ra rễ, cắt xuống trồng mất hơn 30 ngày”.

Sưu tầm Internet

Kỹ thuật nhân giống nhãn Thái Ido

Để nhân giống nhãn Ido thường có các cách như: chiết cành, tháp bo ngoài ra còn ...

Cách trồng chăm sóc nhãn tiêu da bò

Nếu có dịp ghé qua Miền Tây bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những loại ...

Cách trồng chăm sóc nhãn siêu ngọt

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài bắt mắt với những chùm quả to mọng nâu sáng óng ...

Kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cây ...

Một số kỹ thuật chăm sóc và xử lý sâu bệnh hại nhãn trong thời kỳ mang ...

Bệnh bồ hóng gây hại trên cây nhãn

Bệnh bồ hóng thường xuất hiện ở các vườn nhãn trong giai đoạn từ nở hoa đến ...

Giới thiệu giống nhãn chín muộn của Viện Nghiên ...

Ba giống nhãn chín muộn là PH-M99-1.1, PH-M99-2.1 và HTM-1 được Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển ...

Loại nhãn nào ngon nhất miền Bắc hiện nay?

Nhãn lồng Hưng Yên vốn nổi tiếng là loại ngon nhất miền Bắc từ xưa, nhưng ngày ...

Khái quát chung về cây Nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt ...

Các giống Nhãn và phương pháp chăm sóc cây giống

Nhãn giống là cơ sở để phát triển và sản xuất nhãn. Nếu không có cây giống ...

Cách diệt và chế biến bọ xít hại vải ...

Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người ...

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây nhãn

ấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu ...

Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

Bệnh thối trái do nấm Phytophthora sp gây ra. Thông thường, bệnh gây hại ở những chùm ...

Phòng bệnh chổi rồng trên nhãn

Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây nhãn hiện nay, bệnh tấn công và ...

Để Dơi không phá nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho ...

Bón phân cho cây nhãn

Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón làm tăng năng suất quả, và khắc ...

Ứng dụng kỹ thuật chăm bón thời kỳ nhãn ...

Thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ...

Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn nhãn của anh ...

Phối hợp các biện pháp cứu nhãn nhiễm bệnh ...

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, hiện có 16.269 ha nhãn (chiếm hơn 55%) trong 29.226 ha ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử lý ra ...

Nhãn Ido là giống nhãn nổi tiếng của Thái Lan. Diện tích trồng nhãn Ido chiếm ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn chín sớm Hưng Yên

Nhãn chín sơm là giống nhãn chín sớm tự nhiên, không bị lai tạo, việc nhân giống ...

Kỹ thuật trồng cây Nhãn Muộn Hà Tây

Cây Nhãn muộn Hà Tây có xuất xứ ở xã Đại Thành - huyện Quốc Oai - ...

Kỹ thuật trồng giống nhãn muộn Hà Tây

Nhãn chín muộn Hà Tây là giống nhãn quý đã được Bộ Nông nghiệp cấp thương hiệu ...

Kỹ thuật trồng nhãn muộn Hưng Yên

Trồng nhãn muộn Hưng Yên so với các giống nhãn khác cũng không quá khó và phức ...

Những kỹ thuật đặc biệt trồng nhãn da bò

Nhãn da bò là loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để ...

kỹ thuật trồng nhãn Hương chi

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng ...

Kỹ thuật cho nhãn sai quả

Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn trường thành

Cầy nhãn có tính thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều lọai đất, từ vùng ...

Phương pháp thu hoạch và bảo quản nhãn

Từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín trung bình khoảng 3-4 tháng (tuỳ giống), ...

Kỹ thuật trồng cây nhãn xuồng

Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng cơm trắng, xuồng bao ...

Kỹ thuật trồng nhãn lồng Hưng Yên

Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với UBND ...

Phương pháp ghép cải tạo trồng nhãn muộn

Ưu điểm của cây nhãn muộn là sinh trưởng khoẻ, ra hoa không cách năm. Quả to ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản