Theo đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa... Sâm cau còn là ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan, tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae).
CÂY SÂM CAU - CURCULIGO ORCHIOIDES
Bộ Măng Tây (Asparagales)
Họ Tỏi Voi Lùn (Hypoxidaceae)
Chi Cồ Nốc (Curculigo)
Loài C. Orchioides
Tên khác: Ngải cau, Cồ nốc lan
Tên khoa học: Curculigo Orchioides Gaertn
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 30cm hay hơn. Lá 3-6, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá Cau, phiến thon hẹp, dài đến 40cm, rộng 2-3,5cm, cuống dài 10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà. Hoa màu vàng xếp 3-5 cái thành cụm, trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau. Quả nang thuôn dài 1,5cm, chứa 1-4 hạt.
Hoa mùa hè thu.
Sâm cau, rễ sâu cau, củ sâm cau
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curculiginis, thường gọi là Tiên mao
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Philippin và Đông dương. Cây mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam và cũng tìm thấy trên vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng. Ở vùng đồi núi Lang Bian cũng có gặp. Đào củ về, rửa sạch, ngâm nước vo gạo để khử độc rồi phơi khô.
Thành phần hoá học: Trong thân rễ có 5,7-dimethoxymricetin-3-0-a-L- xylopyranosyl-4-0-b-D-glycopyranoside.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, hơi có độc; có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt.
Công dụng: Thường được dùng chữa: nam giới tinh lạnh, liệt dương; phụ nữ đái đục, bạch đới, người già đái són lạnh dạ; thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn. Ngày dùng 6-12g phối hợp với các vị khác dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Ở Ấn Độ, người ta xem cây này có tính chất nhầy dịu, lợi tiểu, bổ, kích dục, được dùng chữa trĩ, vàng da, hen suyễn, ỉa chảy, lậu.
Dùng ngoài giã đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.
Đơn thuốc và cách Ngâm Rượu:
1. Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh: Sâm cau 6g, Thục địa, Ba kích, Phá cố chỉ, Hồ đào nhục mỗi vị 8g, Hồi hương 4g sắc uống.
2. Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau 50g ngâm trong 150ml rượu trắng trong vòng 7 ngày, dùng uống hằng ngày trước 2 bữa ăn chính.
Lưu ý: Chọn loại rượu ngon không có cồn rượu khoảng 30oC, không ngâm trong bình nhựa hoặc bình sứ có vòi nhựa
Một số món ăn - bài thuốc có dùng sâm cau
Thịt gà nấu sâm cau:
Nguyên liệu: thịt gà 250g, sâm cau 15g, dâm dương hoắc 15g. Gia vị các loại.
Cách làm: thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Hai loại dược liệu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đất, nấu với lượng nước vừa đủ, đến khi thịt gà chín mềm. Nêm lại gia vị vừa ăn. Ăn khi còn nóng.
Tác dụng: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối.
Đặc biệt lưu lý khi sử dụng SÂM CAU
Sâm cau dùng liều cao và kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực. Những người có thể trạng âm hư hỏa vượng: người gầy, da khô, lòng bàn tay bàn chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn… thì không nên dùng sâm cau.
Những người quá hư yếu, thể trạng kém, cũng không nên dùng.
Sâm ngọc linh là một trong những vị thuốc quý, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, ...
Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm ...
Sâm Ngọc Linh được phát hiện ra từ năm 1973 tại núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, ...
Theo nhiều tài liệu, tác dụng của cây mật nhân được ví như Thần dược cho sức ...
Cây mật nhân được biết đến với vai trò của một cây thuốc quý có thể chữa ...
Cây mật nhân hay còn họi là cây Bá bênh, Bách bệnh. Mật nhân được dùng như ...
Cây sâm cau đỏ hay còn gọi là tiên mao. Bộ phận dùng chủ yếu là củ ...
Sâm cau hay sâm cau đỏ còn gọi là Tiên mao, Ngải cau. Bài viết này chia ...
Sâm tiên mao hay còn gọi là sâm cau, ngải cau, có tên khoa học là Curculigo ...
Thổ nhân sâm còn được gọi là Sâm của người nghèo, do cây dễ trồng lại có ...
Sâm quy đá phân bố chủ yếu ở khu vực các dãy núi đá cao, khí hậu ...
Hôm nay thông qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ngâm cách sử ...
Giải mã loài sâm quý chưa từng biết đến trên núi Răng Cưa cao nguyên đá vôi ...
Sâm đá có tác dụng tái tạo tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh ...
Sâm Ngọc Linh giúp bệnh nhân cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tăng thể trọng, ...
Một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối ...