Cây Rau, củ, quả >> Cây Lấy Củ Nói Chung

Kỹ thuật trồng cây Su Hào

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

Trồng cây su hào- Tên khoa học: Brassica caulorapa Pasq. hoặc Brassica oleracea var. caulorapa, thuộc họ Thập tự: Cruciferae.

Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi giống như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn cải bắp 2 - 3oC. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.

Su hào lại không đòi hỏi lắm đối với đất cũng như phân bón.

Kỹ thuật trồng.

a) Các giống su hào trồng ở nước ta.


Thường có 3 giống.

- Su hào dọc tăm (su hào trứng): củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Tiêu biểu là giống su hào Sa Pa cũ.

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 - 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

- Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.

Thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.

- Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).

b) Thời vụ gieo trồng:

- Vụ sớm gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày.

- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.

- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yêu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuoói tháng 4 năm sau.

Tuổi cây giống 25 - 30 ngày.

c) Trồng su hào.

Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.

Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trươcs một buổi cho dễ nhổ.

- Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm (5.500 cây/sào).

- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).

- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).

Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.

Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

d) Bón lót:

Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 - 20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg.

Phân kali: 40 - 50 kg.

Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân với đất rồi trồng.

e) Chăm sóc:

- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát.

Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

- Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha loang 20%. Sau đó cứ một tuần lễ lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nây đều, mỏng vỏ.

- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.

g) Phòng trừ sâu bệnh:

Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại si hào, đặc biệt là rệp rau: chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.

h) Thu hoạch:

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10 tạ/sào).

Để giống su hào.

Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.

Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà: lượng đạm giảm đi từ 1/2 - 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng đạm để thúc.

Thời vụ thu hoạch và hong phơi lấy hạt su hào cũng giống như với cải bắp.

Theo www.chebien.gov.vn

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

11 lợi ích bất ngờ của củ sen

Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. ...

Kỹ thuật trồng su hào Hàn Quốc

Su hào B40 sinh trưởng phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, trồng được gần như quanh ...

Kỹ thuật trồng sắn dây

Sắn dây là một loài cây dễ trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng ...

Vị thuốc của cây ấu

Cây ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu - Trapaceae. Mùa hoa tháng ...

Công dụng và bài thuốc từ củ năng

Củ năng còn gọi là củ mã thầy và nhiều tên khác: địa lê, thông thiện thảo, ...

Su hào giàu dinh dưỡng, ít calo - thực ...

Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại ...

Cẩn thận khi ăn củ sắn

Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau ...

Tản mạn về lợi ích các loại củ khoai

Các loại khoai củ nói chung đều là những cây cung cấp nguồn lương thực quan trọng ...

Cách trồng su hào an toàn

Thời vụ thích hợp để gieo hạt và trồng vào tháng 9 và tháng 10, thu hoạch ...

Công dụng tuyệt vời của su hào

Su hào dễ mua, dễ chế biến, từ những cách đơn giản như luộc, hấp, xào, hầm ...

9 lí do nên ăn hạt lạc

Lạc - đậu phộng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lạc không chỉ ...

6 lợi ích của củ đậu

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn ,được nhiều chị em nội trợ sử dụng ...

Trồng củ mài

Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ...

Tác dụng chữa bệnh của củ mài

Củ mài dễ chế biến, dễ tiêu hóa và ngon miệng, có trong nhiều thực đơn bánh ...

Thuốc bổ từ củ mài

Trong Đông y, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, ...

Một số bài thuốc với củ mài - hoài sơn

Cây củ mài thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía. Nhân dân thường đào ...

Cây củ mài và vị thuốc Hoài sơn

Cây Củ mài có tên khoa học là Dioscores persismilis Prain et Burk, thuộc họ Củ ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản