Nhiều người ngại ăn các món chứa hành và tỏi vì sợ mùi hôi khó chịu, dẫn đến ít giao tiếp. Tuy nhiên, có những cách đơn giản để giúp bạn tìm lại sự tự tin với hơi thở thơm tho.
Tỏi và hành tây là những thực phẩm quen thuộc có tác dụng thúc đẩy sự ngon miệng và tăng hương vị cho các món ăn.
Không những thế, 2 loại thực phẩm này có lợi cho tim mạch và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa (đặc biệt là tỏi), chất không thể thiếu để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nhiều người ngại ăn các món chứa cả hành và tỏi bởi mùi hôi khó chịu trong hơi thở sẽ kéo dài hàng giờ đồng hồ sau khi ăn.
Tại sao hành và tỏi lại có mùi "khó chịu"?
Tất cả những cây thuộc họ hành như hành tây, tỏi tây, hẹ, tỏi đều chứa hợp chất thioallyl hoặc alliin.
Khi bị thái hoặc nghiền ra, alliin trong tỏi và hành tây được chuyển hóa bởi một phản ứng enzyme thành allicin, chất tạo ra mùi hương đặc trưng chp các loại gia vị này.
Allicin nhanh chóng bị phá vỡ thành những hợp chất chứa lưu huỳnh, tạo ra hiệu ứng “hơi thở có mùi hành, tỏi”.
Tỏi chứa lượng hàm lượng alliin cao nhất. Mặc dù allicin tạo ra mùi vị đặc trưng của tỏi, nhưng chúng chỉ có mùi khi bị cắt hoặc nghiền ra.
Khi cắt hoặc dã nát hành và tỏi, các hợp chất allyl methyl sulfide được giải phóng. Khi ăn, hợp chất này sẽ được hấp thụ vào máu và tạo mùi trong mồ hôi hoặc hơi thở kéo dài hàng giờ sau đó.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự tin thưởng thức các món ăn chứa hành và tỏi nếu nắm được bí quyết "đánh bay" hơi thở mang thương hiệu tỏi, hành tây.
1. Cách chế biến
- Đối với tỏi: Cắt bỏ phần gốc tỏi và tách vỏ ra. Cắt thành 2 nửa theo chiều dọc. Sau đó, bỏ 2 phần mần nằm trong lõi củ tỏi.
Đối với hành tây: Thái lát và ngâm trong nước một thời gian. Bạn cũng có thể ngâm hành tây trong nước vôi hoặc dung dịch giấm để làm giảm bớt các chất gây mùi.
Mùi tây
Hầu hết các đầu bếp đều kết hợp mùi tây cùng hành tây và tỏi trong một món ăn. Bởi mùi tây có thể vô hiệu hóa mùi do các chất trong hành tây và tỏi gây nên.
Bạn cũng có thể nhai mùi tây sau khi ăn hành tây hoặc tỏi để giảm bớt mùi trong hơi thở.
Chanh
Chanh cực kỳ hữu dụng trong việc giảm mùi của tỏi và hành tây. Nó chứa các thành phần "thủ tiêu" những vi khuẩn gây ra chứng hôi miệng.
Hãy ngậm một lát chanh sau khi ăn hành tây hoặc tỏi. Bạn cũng có thể sử dụng một cốc nước chanh để súc miệng kỹ từ 2-3 lần một ngày, cho đến khi mùi hành, tỏi biến mất hoàn toàn.
Trà
Trà, đặc biệt là trà xanh và bạc hà, chứa các polyphenol, các chất chống oxy hóa tuyệt vời có thể loại bỏ hợp chất lưu huỳnh do tỏi và hành tây tạo nên.
Những chất này lần lượt làm giảm mùi hôi trong hơi thở. Vậy nên hãy uống một tách trà sau khi ăn tỏi hoặc hành tây để không còn lo lắng về hơi thở của bạn.
Sữa
Sữa cũng giúp trung hòa hơi thở mùi tỏi và hành tây. Hàm lượng chất béo trong sữa sẽ vô hiệu hóa hợp chất lưu huỳnh là nguyên nhân gây mùi khi ăn hành.
Hơn nữa, sữa còn hoạt động giống như một loại nước súc miệng tự nhiên. Hãy uống sữa trước hoặc sau bữa ăn bạn dùng tỏi và hành tây. Nên uống sữa nguyên chất thay vì sữa tách kem (hay còn gọi là sữa gầy).
Táo
Táo là một biện pháp hữu hiệu khác để chống lại mùi hành tỏi trong hơi thở. Những enzym tự nhiên trong táo giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi và hành tây.
Ăn một quá táo sau bữa ăn, bạn sẽ chống lại được mùi trong hơi thở. Uống một ly nước táo ép cũng là một cách thay thế hữu ích.
Hạt cà phê
Rất nhiều người cho biết rằng, nhai cà phê hạt cũng là phương pháp loại bỏ mùi hành và tỏi trong hơi thở.
Baking Soda
Baking soda là một liệu pháp trị hơi thở có mùi do hành tỏi gây nên. Nó có thể trung hòa hơi thở có mùi, duy trì cân bằng độ pH trong miệng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Bạn có thể hòa một thìa bột baking soda và muối biển vào một cốc nước ấm. Sử dụng liệu pháp này như một dung dịch súc miệng vài lần/ngày để kiểm soát hơi thở có mùi.
Thảo quả
Hương thơm mạnh mẽ của thảo quả có thể giúp chống lại ngay lập tức hơi thở có mùi tỏi và hành tây. Bạn nên nhai một vài thảo quả hoặc uống 1-2 tách trà thảo quả sau những bữa ăn có nhiều hành và tỏi.
Giấm táo
Giấm táo cũng giúp trung hòa mùi hành tây và tỏi trong hơi thở. Ngoài ra, nó còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nên các vấn đề liên quan tới hơi thở và răng miệng.
Bạn có thể trộn 1/2 muỗng giấm táo trong một cốc nước ấm và sử dụng dung dịch này làm nước súc miệng.
Theo Curejoy
Cứ độ giáp Tết, nhiều gia đình lâu đời ở Bắc Kinh, Trung Quốc lại bắt đầu ...
Hành lá có thể trồng quanh năm, thích hợp trên nhiều loại đất. Thời gian sinh trưởng ...
Mạng tin Hoàn cầu của Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Daily Mail cho biết một nghiên ...
Hành tây đỏ là một trong những thực phẩm có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nếu ...
Tỏi tây boa rô thuộc họ Alliaceae cùng với hành tây và tỏi. Không chỉ tạo nên ...
Cây kiệu có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính, trồng tháng 9 – 1, ...
Sâu bệnh chủ yếu là sâu đục củ hành, bệnh thán thư, bệnh mốc đen, bệnh thối ...
Cây hẹ là loại cây cỏ nhỏ, thường cao 20-45 cm, vò cả cây có mùi đặc ...
Cây hẹ là loại cây cỏ nhỏ, thường cao 20-45 cm, vò cả cây có mùi đặc ...
Bệnh thán thư hành tây là một bệnh hại nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng lá, thân ...
Nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật đã phát hiện được 6 loại bệnh gây hại ...
Ăn tỏi mỗi ngày có thể phòng chống nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không phải đối ...
Rau hẹ được dùng nhiều để chữa yếu sinh lý bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, ...
Trong khi công dụng chống ma cà rồng theo truyền thuyết vẫn chưa được chứng minh?! Tỏi ...
Ăn quá nhiều hành sẽ gây phản tác dụng như làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm ...
Tỏi tươi là một trong các bài thuốc dân gian có tác dụng khử mùi hôi chân ...
Cây hẹ thuộc họ hành tỏi - Alliaceae, có các đặc tính sinh học giống như ...
Tỏi là cây thảo hàng năm. Thân thực hình trụ, ngắn, phía dưới mang nhiều rễ phụ, ...
Nơi phát sinh các giống hành trồng hiện nay là vùng Tây Nam Á, Iran.. Qúa trình ...
Hành lá là một kho lưu trữ của tất cả những dưỡng chất cho cơ thể. Hành ...
Người trồng bưởi ở An Giang đang từng áp dụng rất thành công phương pháp giữ bưởi ...
Không chỉ là thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn thơm ngon, hành tây ...
Nhược điểm cố hữu của loại củ này là mùi khó chịu do các hợp chất sulfur ...
Hành tây có tác dụng kích thích, lợi tiểu, hòa tan và làm giảm urê và chlorua, ...
Tỏi tây là một loại rau gia vị cao cấp, có giá trị kinh tế cao vì ...
Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng. Thông thường tỏi tây được gieo bằng ...
Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ 12 - 15g, có 10 - ...
Ở các vùng tỏi chuyên canh như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... nông dân thường trồng ...
Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12-13 giờ/ngày kích thích cây hình ...
Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn ...
Hành tây ưa khí hậu mát mẻ nhưng vẫn phát triển được tại các tỉnh phía Nam, ...
Hành trồng được 45-60 ngày là có thể thu hoạch. Nhưng có thể thu hoạch sớm hơn ...
Hành lá là loại gia vị, không thể thiếu trong các bửa ăn hàng ngày, mặc dù ...
Cây hành, cả hành tây và hành ta là loại gia vị đã được con người trồng ...
Hẹ giàu chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa tốt, giúp loại bỏ nguy cơ táo bón. Ngoài ...
Hành lá là cây rau gia vị thích hợp cho những vùng còn ít đất canh tác, ...
Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành - Alliaceae. Tên tiếng Anh ...
Hành tây làm một số món ăn trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn; mặt khác ...
Hành là một thành viên của gia đình Allium và rất giàu lưu huỳnh, có chứa các ...
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo… là cây thân thảo, ...
Sản phẩm này có màu đen, không hoặc hầu như không còn mùi vị khó chịu, có ...
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn ...
Hành là loại thuộc nhóm allium - chi hành - rất giàu các hợp chất chứa lưu ...
Ăn hẹ tốt với người di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5kg rau hẹ tươi ...
Do đặc điểm sinh trưởng của cây hành hoa nên tỉa cây to ở các khóm và ...